Trung Quốc động binh nên 2 miền Triều Tiên vội hạ nhiệt đoàn kết?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc động binh không phải để tấn công hay ngăn chặn liên quân Mỹ-Hàn tràn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Trung Quốc động binh nên 2 miền Triều Tiên vội hạ nhiệt đoàn kết?
Ảnh minh họa

Thỏa thuận 6 điểm của cuộc đàm phán “bên miệng hố chiến tranh” giữa 2 bên Bắc-Nam Triều Tiên được ký kết, ngòi nổ chiến tranh đã được tháo. Dư luận thế giới mừng cho anh em nhà Triều Tiên tránh được cảnh “huynh đệ tương tàn”, nhưng đằng sau đó là những vấn đề nổi cộm mà giới quan sát rất quan tâm. Đó là tại sao thỏa thuận được ký kết sau một cuộc đàm phán lâu kỷ lục như vậy với 2 miền Nam-Bắc?

Rõ ràng là khi có 2 lính Hàn Quốc bị vấp mìn thì căng thẳng được Hàn Quốc đẩy lên cao. Ngoài việc hai bên bắn pháo “chỉ thiên, vu vơ” vào nhau thì việc Hàn Quốc triển khai hàng trăm loa phóng thanh công suất lớn chĩa vào CHDCND Triều Tiên là điểm nhấn buộc Bình Nhưỡng đưa ra tối hậu thư, ban bố tình trạng chiến tranh, điều 50 tàu ngầm đến vị trí xuất phát tấn công, hơn 1 triệu thanh niên đăng ký nhập ngũ, hàng ngàn quân và xe tăng áp sát giới tuyến…Phía Nam Triều Tiên cũng không kém khi lạnh lùng điều binh với một tinh thần, ý chí quyết tâm cao.

 

Có thể nói đây là lần căng thẳng nhất, có nguy cơ xảy ra chiến tranh của 2 miền Nam-Bắc cao nhất từ trước đến nay khiến Mỹ cũng phải dè chừng nên buộc phải ngừng cuộc tập trận với Hàn Quốc gần khu giới tuyến để giảm căng thẳng và tránh xảy ra sự “cướp cò”.

 

Căng thẳng đã xảy ra trong tình thế Bình Nhưỡng và Bắc Kinh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Lãnh đạo cao nhất của CHDCND Triều Tiên là Kim Jong un từ chối lời mời dự lễ duyệt binh của Trung Quốc, cuộc duyệt binh có ý nghĩa chính trị trọng đại mang tính toàn cầu của Trung Quốc. Những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đã không còn là một “vùng đệm”, "sân sau" của Trung Quốc.


Cuộc đàm phán kéo dài với thời lượng 43 giờ đồng hồ, đôi bên chắc đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề, phải chăng giống như kết quả của một ‘cơn đau đẻ” khi ngôn từ dành cho nhau đã êm ái hơn, đằm thắm hơn, Bình Nhưỡng đã biết “lấy làm tiếc” vì vụ nổ mìn, không còn gọi Nam Hàn là “Ngụy quyền tay sai của Mỹ” và Hàn Quốc có vẻ như thông cảm với Bình Nhưỡng khi họ biết đặt Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ trên hết…?

Chúng ta còn nhớ vào những ngày này năm trước, năm 2014, khi cuộc tập trận của Mỹ-Hàn (thường niên) xảy ra, căng thẳng cũng lên cao khi Bình Nhưỡng đe dọa sẽ trả đũa “khủng khiếp”, nhưng thay vì điều binh vào sát cuộc tập trận thì “Bình Nhưỡng vội điều ngược 80 xe tăng hạng nặng tiên tiến nhất tới vị trí đóng quân của quân đoàn 12, đơn vị mới được thành lập vào năm 2010 để đối phó với các động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp” (tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin).

Đây là nơi sát với khu vực mà mà trước đó, đầu năm 2014, Trung Quốc đã điều động tập đoàn quân 39 của Quân khu Thẩm Dương, cùng với xe tăng hiện đại Type 99G. Nên biết rằng “tập đoàn quân 39 này có khả năng đánh bại toàn bộ quân đội Triều Tiên trong một cuộc xung đột toàn năng”.

Hôm nay, khi tình hình 2 đầu bán đảo căng thẳng thì Trung Quốc đã chính thức điều động hàng ngàn xe tăng và binh lính áp sát cách biên giới Bình Nhưỡng 30 km. Họ động binh làm gì? Chắc chắn không phải là để phòng thủ ngăn chặn quân Mỹ-Hàn Quốc tràn vào lãnh thổ của họ, điều không thể xảy ra.

Người Triều Tiên quá rõ động thái này và đặc biệt là Bình Nhưỡng, khi đã quyết tâm không nằm dưới gậy chỉ huy của Trung Quốc thì phải cực kỳ cảnh giác. Tuyên bố ngạo mạn của Hoàn cầu Thời báo dù là của một tờ báo sặc mùi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến nhưng không thể không lưu tâm và không phải không bộc lộ ý đồ của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Phải chăng khi Trung Quốc động binh ở biên giới phía Bắc thì người Triều Tiên đã hiểu ra vấn đề và vội vàng giảm ngay căng thẳng “thù trong” để đối phó với “giặc ngoài”?

Tưởng như chiến tranh 2 miền sắp xảy ra thì xuất hiện thỏa thuận 6 điểm khiến 2 bên đều vui mừng, mở ra những “điều tốt đẹp” cho tương lai một nền hòa bình dài lâu. Có lẽ người Triều Tiên đã ngấm nỗi đau chia cắt, chiến tranh “huynh đệ tương tàn” và hiểu rằng, điều đó chỉ tồn tại trong một quốc gia hạng ba, cho nên đã đến lúc cần thay đổi?

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6603
  1. Triều Tiên bất ngờ cáo buộc Hàn Quốc nói dối, buông lời đe dọa
  2. Mối quan hệ liên Triều có thể quay trở lại tình trạng đối đầu
  3. Tương lai Hàn Quốc - Triều Tiên ra sao sau vòng đàm phán thâu đêm?
  4. Hàn - Triều dừng hoạt động gây căng thẳng
  5. Vì sao Triều Tiên nổi giận với giàn loa tuyên truyền của Hàn Quốc
  6. Yonhap: Các tàu ngầm của Triều Tiên đang trở lại căn cứ
  7. Hàn Quốc vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng đối phó với Triều Tiên
  8. Báo Hàn Quốc: Tàu ngầm Triều Tiên đã trở về căn cứ
  9. Chiến thuật ‘bên miệng hố chiến tranh’ của Triều Tiên
  10. Hàn Quốc - Triều Tiên đạt được thoả thuận xuống thang tình hình
  11. Mỹ hoan nghênh hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận giảm căng thẳng
  12. CHÍNH THỨC: Triều Tiên nhận lỗi, Hàn Quốc tắt loa
  13. Triều Tiên đưa ra tiền tuyến hơn 20 tàu đổ bộ chạy đệm khí
  14. Mỹ tăng tập trận trên biển với Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên
  15. Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên xin lỗi “vì hành động khiêu khích”
  16. Mỹ tính điều tàu ngầm, oanh tạc cơ tới bán đảo Triều Tiên
  17. Xung đột Hàn-Triều: Thảm họa với toàn khu vực
  18. Mỹ tăng cường tập trận hàng hải với Hàn Quốc đối phó Triều Tiên
  19. Đàm phán bế tắc, Triều - Hàn tiếp tục đối thoại ngày thứ 3
  20. Pháo binh Triều Tiên có đủ khả năng ‘đè bẹp’ Hàn Quốc?
  21. Hàn Quốc điều động chiến đấu cơ ứng phó Triều Tiên
Video và Bài nổi bật