Báo Hàn Quốc: Tàu ngầm Triều Tiên đã trở về căn cứ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hãng tin Yonhap dẫn lời quan chức Hàn Quốc cho biết khoảng 50 chiếc tàu ngầm của Triều Tiên được triển khai cách đây vài ngày, đã trở về căn cứ.
Báo Hàn Quốc: Tàu ngầm Triều Tiên đã trở về căn cứ
Hải quân Triều Tiên đang sở hữu khoảng 70 chiếc tàu ngầm. (ảnh: National Post)

Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận về việc xoa dịu căng thẳng quân sự gần đây.

Hơn 50 tàu ngầm trong số khoảng 70 chiếc tàu ngầm của Triều Tiên trước đó đã được phát hiện hoạt động bên ngoài căn cứ sau khi nước này đe dọa một cuộc chiến tổng lực nhằm vào Hàn Quốc. Những chiếc tàu ngầm này rời căn cứ từ hôm 21/8.

Một số quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết, việc tàu ngầm của Triều Tiên trở lại căn cứ có thể liên quan tới cơn bão Goni đang di chuyển về phía bán đảo Triều Tiên hoặc do động cơ trục trặc.

Phía quân đội Hàn quốc sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra để đề phòng khả năng tàu ngầm Triều Tiên vượt qua đường giới hạn phía Bắc để tiến về phía Hàn Quốc.

Triều Tiên có khoảng 77 tàu ngầm với các loại 1800 tấn, 325 tấn và 130 tấn. Nước này cũng được cho là đang chế tạo tàu ngầm loại 2000 tấn có thể phóng tên lửa đạn đạo. Các loại tàu ngầm của Triều Tiên có thể ở dưới nước 3 ngày trước khi nổi lên mặt nước để nạp lại không khí.

Trong một diễn biến khác theo Yonhap, Triều Tiên ngày 24/8 đã triển khai 20 tàu đệm khí đổ bộ ở khu vực biên giới trên biển với Hàn Quốc

Khoảng 20 tàu đệm khí đổ bộ của Triều Tiên có mặt tại căn cứ hải quân Cholsan ở tỉnh Bắc Pyongan giáp giới Hàn Quốc. Một vài chiếc trong số đó di chuyển trên biển Hoàng Hải tiến về căn cứ Goampo, chỉ cách đường phân định ranh giới trên biển giữa 2 nước khoảng 60km.

Triều Tiên có hai loại tàu đệm khí đang có trong biên chế. Một trong số đó là tàu đệm khí Gongbang II lớp 35 tấn có thể di chuyển với tốc độ giữa từ 74 đến 96 km/giờ, và loại còn lại là Gongbang III lớp 20 tấn, có thể di chuyển lên đến 96 km/giờ.

Với nhiệm vụ vận chuyển các lực lượng xâm nhập đặc biệt vào bờ, tàu đệm khí là một trong 3 phương tiện xâm nhập chủ lực của Triều Tiên.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết,Washington đã tăng cường tập trận chống tàu ngầm và diễn tập tác chiến trên biển với Hàn Quốc nhằm bảo vệ đồng minh hữu hiệu hơn trước các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Cuối tuần qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng đã sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh với Seoul, sau khi tình hình hai miền Triều Tiên trở nên căng thẳng hơn do các loạt nã pháo vào lãnh thổ của nhau.

Sau 3 ngày đàm phán, rạng sáng 25/8 Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận 6 điểm mang tính đột phá nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai miền

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6603
  1. Triều Tiên bất ngờ cáo buộc Hàn Quốc nói dối, buông lời đe dọa
  2. Mối quan hệ liên Triều có thể quay trở lại tình trạng đối đầu
  3. Trung Quốc động binh nên 2 miền Triều Tiên vội hạ nhiệt đoàn kết?
  4. Tương lai Hàn Quốc - Triều Tiên ra sao sau vòng đàm phán thâu đêm?
  5. Hàn - Triều dừng hoạt động gây căng thẳng
  6. Vì sao Triều Tiên nổi giận với giàn loa tuyên truyền của Hàn Quốc
  7. Yonhap: Các tàu ngầm của Triều Tiên đang trở lại căn cứ
  8. Hàn Quốc vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng đối phó với Triều Tiên
  9. Chiến thuật ‘bên miệng hố chiến tranh’ của Triều Tiên
  10. Hàn Quốc - Triều Tiên đạt được thoả thuận xuống thang tình hình
  11. Mỹ hoan nghênh hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận giảm căng thẳng
  12. CHÍNH THỨC: Triều Tiên nhận lỗi, Hàn Quốc tắt loa
  13. Triều Tiên đưa ra tiền tuyến hơn 20 tàu đổ bộ chạy đệm khí
  14. Mỹ tăng tập trận trên biển với Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên
  15. Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên xin lỗi “vì hành động khiêu khích”
  16. Mỹ tính điều tàu ngầm, oanh tạc cơ tới bán đảo Triều Tiên
  17. Xung đột Hàn-Triều: Thảm họa với toàn khu vực
  18. Mỹ tăng cường tập trận hàng hải với Hàn Quốc đối phó Triều Tiên
  19. Đàm phán bế tắc, Triều - Hàn tiếp tục đối thoại ngày thứ 3
  20. Pháo binh Triều Tiên có đủ khả năng ‘đè bẹp’ Hàn Quốc?
  21. Hàn Quốc điều động chiến đấu cơ ứng phó Triều Tiên
Video và Bài nổi bật