Triều Tiên bất ngờ “lật mặt”, Hàn Quốc sốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính quyền Triều Tiên hôm qua, 1/9, đã bất ngờ quay ngoắt thái độ khi khăng khăng nhấn mạnh việc họ thể hiện “sự lấy làm tiếc” về các vụ nổ mìn ở khu vực biên giới khiến 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương hoàn toàn không phải là một lời xin lỗi như phía Seoul nói.
Triều Tiên bất ngờ “lật mặt”, Hàn Quốc sốc
Ảnh minh họa

Tuyên bố trên của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên là lời phủ nhận công khai đầu tiên của phía Bình Nhưỡng trước những phát biểu của Seoul cho rằng lời xin lỗi của Bình Nhưỡng là phần quan trọng trong môt thỏa thuận mà hai miền liên Triều đạt được sau những cuộc đàm phán căng thẳng, kéo dài liên tục 3 ngày. Đó là thỏa thuận giúp kéo cả Triều Tiên và Hàn Quốc lùi lại trước bờ vực của một cuộc chiến tranh.

Hàn Quốc coi việc Triều Tiên sử dụng từ “lấy làm tiếc” như là một bước đột phá và Seoul tự cho rằng họ đã thành công trong việc buộc Bình Nhưỡng phải nhận trách nhiệm về các vụ nổ mìn. Từ kết quả trên, Seoul đã chấp nhận tắt hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền chống phá Bình Nhưỡng ở khu vực biên giới.

Tuy nhiên, Triều Tiên hôm qua đã lật lại rằng, từ “lấy làm tiếc” mà họ sử dụng không có nghĩa là một lời xin lỗi như phía Hàn Quốc nói. “Cách hiểu như vậy là kết quả của việc không hiểu nghĩa của một từ trong tiếng Triều Tiên cũng như khái niệm của nó”, tuyên bố được đưa ra bởi một phát ngôn viên của Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực của Triều Tiên đã viết như vậy.

"Hàn Quốc không được quên rằng một sự hiểu sai, phán đoán sai từ phía bên kia sẽ có thể gây ra những hậu quả hết sức tai hại trong quan hệ liên Triều. Không có gì có thể thô thiển và xấu xí hơn việc miêu tả một tuyên bố chung được cả Hàn Quốc và Triều Tiên cùng nhất trí đưa ra là chiến thắng đơn phương của một phía".

Tuyên bố thẳng thừng trên của Bình Nhưỡng đã làm lu mờ triển vọng phát triển một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai miền liên Triều. Giới chức Hàn Quốc từng bày tỏ hy vọng, thỏa thuận mới nhất mà họ vừa đạt được với phía Triều Tiên sẽ đem lại một mối quan hệ nồng ấm hơn. Vào thời điểm đạt được thỏa thuận, hai miền liên Triều đã nhất trí tiến hành nhiều cuộc đối thoại, đàm phán hơn cũng như các cuộc đoàn tụ gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh.

Tuy nhiên, Seoul và Bình Nhưỡng vốn có lịch sử không thực hiện theo những thỏa thuận hòa giải mà họ đạt được, và vì thế mối quan hệ song phương giữa hai nước này vẫn tiếp tục xấu đi kể từ khi giới bảo thủ lên cầm quyền ở thủ đô Seoul vào đầu năm 2008.

Tín hiệu xấu trong quan hệ liên Triều

Có thể nói, quan hệ liên Triều khó lòng mà được cải thiện khi người ta vẫn thấy có những tín hiệu xấu xuất hiện. Trước khi Bình Nhưỡng đưa ra tuyên bố bất ngờ về việc họ không hề có ý xin lỗi Seoul, không hề có ý nhận trách nhiệm về các vụ nổ mìn ở khu vực biên giới hai nước thì Mỹ và Hàn Quốc đã cho hành động chọc giận, trêu tức Triều Tiên.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc hôm 28/8 đã tiến hành một cuộc tập trận chung bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay, trong đó bao gồm cả bài diễn tập thực hiện một cuộc tấn công cơ giới vào sâu trong lãnh thổ Triều Tiên. Hành động này diễn ra chỉ một vài ngày sau khi hai miền liên Triều vừa tháo được ngòi nổ căng thẳng.

Cuộc tập trận chung nói trên có sự tham gia của 3.000 binh lính từ cả hai bên cùng khoảng 100 xe tăng, xe bọc thép; 120 súng hạng nặng, 45 trực thăng và hơn 40 chiến đấu cơ. Cuộc tập trận được khai màn bằng một cuộc tấn công giả định của Triều Tiên nhằm vào một đồn biên phòng của Hàn Quốc. Giai đoạn hai của cuộc tập trận là màn Triều Tiên đột kích qua khu vực biên giới Hàn Quốc. Giai đoạn cuối cùng là một cuộc phản công và tấn công đồng thời của Mỹ và Hàn Quốc. Các đơn vị cơ giới của Mỹ, Hàn tiến sâu vào lãnh thổ của Triều Tiên để phá hủy các cơ sở tên lửa, các trung tâm chỉ huy cũng như những cơ sở then chốt ở gần thủ đô Bình Nhưỡng.

Sẽ không có gì đáng nói nếu cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn không diễn ra vào một thời điểm đặc biệt như thời điểm này, khi hai miền liên Triều chỉ vừa mới tháo được một “ngòi nổ” hết sức nguy hiểm trong quan hệ hai nước. Trước đó, cách đây vài ngày, Bình Nhưỡng và Seoul đã “dắt tay nhau” đến sát bên bờ vực của một cuộc chiến tranh mới và hai bên chỉ dừng lại sau các cuộc đàm phán kéo dài căng thẳng suốt 3 ngày liên tiếp.

Trong tuyên bố được đăng tải bởi hãng thông tấn chính thức KCNA, Triều Tiên đã chỉ trích gay gắt cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tuần trước, nói rằng hành động đó thể hiện sự hiếu chiến của Seoul và nó đe dọa sẽ phá hỏng các cơ hội cải thiện quan hệ song phương.

Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc sau đó nói rằng, cuộc tập trận của họ với Mỹ là một cuộc diễn tập định kỳ và rằng đã đến lúc hai miền liên Triều nên nỗ lực thực hiện theo các thỏa thuận thay vì khẩu chiến với nhau. Tuy nhiên, sẽ khó để Bình Nhưỡng không nổi giận và tức tối bởi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn luôn là điều rất nhạ‌y cả‌m đối với Bình Nhưỡng. Triều Tiên lâu nay vẫn liên tục kịch liệt phản đối các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc bởi Triều Tiên xem đó là hành động chuẩn bị cho một cuộc xâ‌m lượ‌c nhằm vào nước họ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6603
  1. Mối quan hệ liên Triều có thể quay trở lại tình trạng đối đầu
  2. Trung Quốc động binh nên 2 miền Triều Tiên vội hạ nhiệt đoàn kết?
  3. Tương lai Hàn Quốc - Triều Tiên ra sao sau vòng đàm phán thâu đêm?
  4. Hàn - Triều dừng hoạt động gây căng thẳng
  5. Vì sao Triều Tiên nổi giận với giàn loa tuyên truyền của Hàn Quốc
  6. Yonhap: Các tàu ngầm của Triều Tiên đang trở lại căn cứ
  7. Hàn Quốc vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng đối phó với Triều Tiên
  8. Báo Hàn Quốc: Tàu ngầm Triều Tiên đã trở về căn cứ
  9. Chiến thuật ‘bên miệng hố chiến tranh’ của Triều Tiên
  10. Hàn Quốc - Triều Tiên đạt được thoả thuận xuống thang tình hình
  11. Mỹ hoan nghênh hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận giảm căng thẳng
  12. CHÍNH THỨC: Triều Tiên nhận lỗi, Hàn Quốc tắt loa
  13. Triều Tiên đưa ra tiền tuyến hơn 20 tàu đổ bộ chạy đệm khí
  14. Mỹ tăng tập trận trên biển với Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên
  15. Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên xin lỗi “vì hành động khiêu khích”
  16. Mỹ tính điều tàu ngầm, oanh tạc cơ tới bán đảo Triều Tiên
  17. Xung đột Hàn-Triều: Thảm họa với toàn khu vực
  18. Mỹ tăng cường tập trận hàng hải với Hàn Quốc đối phó Triều Tiên
  19. Đàm phán bế tắc, Triều - Hàn tiếp tục đối thoại ngày thứ 3
  20. Pháo binh Triều Tiên có đủ khả năng ‘đè bẹp’ Hàn Quốc?
  21. Hàn Quốc điều động chiến đấu cơ ứng phó Triều Tiên
Video và Bài nổi bật