Cuộc chiến chống Taliban ở Pakistan, thắng đến đâu?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Pakistan tuyên bố sắp thắng Taliban ở Swat, nhưng cả Pakistan và Mỹ đều chưa dám nói đó có phải là chiến thắng cuối cùng không, khi các thủ lĩnh Taliban vẫn trốn thoát và hàng triệu dân thường đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất.
Cuộc chiến chống Taliban ở Pakistan, thắng đến đâu?
Pakistan, Mỹ chưa dám chắc về một chiến thắng cuối cùng trước Taliban.

Swat có ý nghĩa gì?

Ngày 5/5, Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gilani đã chính thức phát động cuộc tấn công nhằm chấm dứt những hoạt động ngày càng lan rộng của tàn quân Taliban ở Thung lũng Swat, cách Thủ đô Islamabad 130 km. Hành động này của Pakistan là đáp lại yêu cầu từ phía Mỹ. Nhưng không chỉ có Swat, hiện tại quân đội Pakistan đang tiến hành chiến dịch quân sự qui mô chống Taliban trong khu vực Buner và các điểm dân cư khác, những nơi trước đây Taliban từng chiếm giữ, để ngăn chặn nguy cơ “Taliban hóa” ở quốc gia này.

Thung lũng Swat chỉ là một trong số những căn cứ không mấy quan trọng của Taliban ở Pakistan. Nhưng Thung lũng Swat là nơi đã tạo điều kiện cho Taliban áp dụng luật Sharia và nhận được quyền tiếp cận việc khai thác đá quí. Ngoài buôn bán vũ khí, đây là nguồn tài chính lớn để Taliban chiêu mộ và huấn luyện những tên khủ‌ng b‌ố liều chết, mua thiết bị nổ và những vũ khí tối tân, có khi hiện đại hơn cả của quân đội của chính phủ. Có tin, doanh thu từ hai nguồn này của Taliban lên tới 800 triệu USD/năm. 

Swat cũng được coi là tâm điểm chú ý vì phía Mỹ gọi Thung lũng Swat là nơi thử nghiệm năng lực và ý chí của Pakistan trong việc diệt trừ phiến quân Taliban ở vùng Tây Bắc, “ổ dịch” lây lan các vụ tấn công vào lực lượng của Mỹ và NATO ở Afghanistan. 

Đổ gần như toàn lực vào chiến dịch ở Swat, nhưng dù thông báo đã chiếm được thủ phủ Mingora, quân đội Pakistan thừa nhận chưa bắt hoặc tiêu diệt được một thủ lĩnh Taliban nào, trong khi thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng và môi trường ở khu vực này là nghiêm trọng. Trong khi đó, tuy bị đẩy lui, Taliban vẫn có thể tấn công khắp nơi như tấn công vào các trụ sở của cơ quan tình báo hàng đầu Pakistan và vào một trung tâm cảnh sát ở thành phố Lahore tuần trước, làm 30 người thiệt mạng. Lực lượng của thủ lĩnh Taliban tại Swat khuyến cáo dân chúng Pakistan rời bỏ một số thành phố vì sẽ có thêm các vụ đánh bom liều chết.

Cả Pakistan và Mỹ hiện đều chưa có câu trả lời về kết cục nào cho cuộc chiến hiện nay, nhưng đều thừa nhận đây sẽ là một cuộc chiến "trường kỳ". Ngay cả khi Taliban  không còn tồn tại, chắc chắn việc dùng vũ lực và chiến dịch quân sự quy mô lớn chỉ càng khoét sâu thêm vết thương chia rẽ xã hội sâu sắc ở Pakistan. 

Mối đe dọa lớn hơn Taliban


Thảm họa nhân đạo là mối đe dọa lớn hơn cả Taliban.
Kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu, quân đội đã tiêu diệt hơn 700 phiến quân Taliban. Nhưng cuộc tấn công kéo dài hàng tuần đã làm cho hàng trăm nghìn dân thường mất nhà cửa và nhiều người khác phải trốn chạy khỏi cuộc chiến. Cuộc khủng hoảng nhân đạo này ngày càng nghiêm trọng, đến mức hiện được coi là một mối đe dọa lớn hơn mối đe dọa của Taliban.     

Số người di cư trong hơn 3 tuần lễ vừa qua đã gia tăng với tỉ lệ cao nhất mà Liên Hợp Quốc chứng kiến trong hơn 20 năm qua ở những nơi khác trên thế giới. Đây cũng là cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử Pakistan.

Trong các trại, do Chính phủ Pakistan dựng làm nơi tạm lánh dành cho người tị nạn từ thung lũng Swat và các khu vực khác, hiện có hơn 500.000 người trú ẩn. Sau một thời gian nữa, số người tị nạn ở đây có thể tới hàng triệu. Sắp xếp và nuôi sống số người này, bù đắp cho họ vì đã bị mất hết nhà cửa, là công việc đòi hỏi kinh phí khổng lồ.

Nước, điện và các đường dây thông tin liên lạc đã bị cắt đứt hoàn toàn để Taliban không còn con đường nào khác ngoài trốn chạy. Tại các thị trấn có chiến sự ác liệt nhất như Swat, Buner và Shangla, khoảng 70% dân số đã phải chạy loạn. Khoảng 2,5 triệu người đã phải đi sơ tán từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu ở Swat hơn một tháng trước.

Bà Helene Caux, phát ngôn viên của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, nói sau chuyến thăm trại tị nạn ở quận Mardan, nằm cách vùng chiến không xa, vấn đề lớn nhất của những người ở các trại này là thời tiết, có lúc nóng tới 40 độ. Một phóng viên BBC có mặt tại Mingora tường thuật cảnh tàn phá khủng khiếp trong thành phố với hầu như tất cả nhà cửa và cửa hàng ở trung tâm thành phố đều bị phá hủy. Ông Pascal Cuttat, giám đốc Hội Chữ thập đỏ tại Pakistan, nói người dân ở Swat cần thêm "trợ giúp nhân đạo và phải được bảo vệ" ngay lập tức. Tại các cứ điểm quan trọng nhất, có tin tàn quân Taliban đang dùng dân thường làm "lá chắn sống". Liên Hợp Quốc khẳng định cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Pakistan có qui mô vô cùng lớn và diễn ra với một tốc độ rất nhanh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật