Mỹ vấp phải phản đối của OAS trong chính sách với Cuba

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ đang phải đối mặt với áp lực trong chính sách Cuba từ Hội nghị thường niên của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đang diễn ra tại Honduras.
Mỹ vấp phải phản đối của OAS trong chính sách với Cuba
Các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh tại OAS (ảnh: Reuters).
Hầu hết các nước Mỹ Latinh đều muốn đảo quốc Caribe này trở lại OAS kể từ khi Cuba bị khai trừ ra khỏi nhóm năm 1962. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ thái độ không nhân nhượng.

Trong khi đó, quan chức Ngoại giao Cuba Carlos Fernandez nói việc thay đổi quyết định khai trừ Cuba là một dấu hiệu tốt của OAS nhưng đất nước ông không có ý định tái gia nhập tổ chức này.

Tổng thống Honduras Manuel Zelaya nói với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao OAS rằng quyết định khai trừ Cuba là “một ngày sống trong ô nhục” và khẳng định ‘đến lúc để sửa sai lầm”, hoặc 34 thành viên trong nhóm sẽ vẫn bị ám ảnh bởi sai lầm của ngày hôm qua.

Quan điểm này của ông đã được Tổng thống Nicaragoa Daniel Ortega ca ngợi. Ông Ortega nói: “Nếu lệnh trừng phạt đó không được bãi bỏ, chúng ta vẫn tiếp tục là kẻ đồng loã, vì thế chúng ta đánh mất lòng tự trọng, và chúng ta mất chủ quyền”, đồng thời ông buộc tội Mỹ đã sử dụng OAS như “một công cụ chi phối”.

Nhưng trong buổi gặp mặt với các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh, bà Clinton vẫn nói rằng trong khi Mỹ xem xét việc Cuba quay lại OAS, “thì các thành viên trong OAS phải kèm theo các nghĩa vụ”.

Trong những tháng qua, quan hệ Mỹ- Cuba đã có những dấu hiệu tích cực bằng việc Tổng thống Mỹ Obama thực hiện việc chấm dứt lệnh ngăn cấm người Mỹ gốc Cuba thăm viếng và gửi tiền cho người thân; Washington và Havana đã đồng ý nối lại đàm phán thường xuyên về các vấn đề nhập cư.

Nhưng Mỹ vẫn nhắc lại yêu cầu Cuba phải đưa ra cải cách dân chủ và phóng thích các tù nhân chính trị trước khi nước này được phép quay lại OAS và trước khi lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ với Cuba được dỡ bỏ.

Trước những điều kiện này của Mỹ, Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã nói đó là các điều kiện “ngạo mạn và đáng hổ thẹn”, trong khi các lãnh đạo hiện tại của Cuba cũng không có dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định đáp ứng yêu cầu của Mỹ.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật