Đời “trai nhảy”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ngày đi “thực tế” tại một số “sàn nhảy”, khi chúng tôi có ý dò hỏi về nơi tập trung của giới “tra‌ּi ba‌ּo” thì họ luôn tỏ ra ngơ ngác, hoặc lảng tránh.
Đời “trai nhảy”
Ảnh minh họa

Một tối, tôi và đồng nghiệp đến trước cửa vũ trường A.P, trên đườngg Bà Triệu, cánh cửa cách âm mở rộng đón khách. Đứng bên ngoài là một lực lượng bảo vệ khá đông đảo, luôn dõi theo mỗi bước chân của khách. Vừa đặt chân qua hai lần cửa che chắn, tôi có cảm giác bị dội ngược lại bởi một thứ “nhạc vũ trường” khô khốc đơn điệu, được hỗ trợ tối đa bởi trống điện tử và những chùm ánh sáng hắt ra như muốn nhấn chìm cả dòng người đang đứng ngồi lao xao. Ánh sáng trải khắp phòng huyền ảo, hàng loạt chùm đèn run rẩy quét từng mảng xanh lè trên những khuôn mặt đang vừa nói cười vừa tâm sự...!

Với 500 nghìn... đã thành “trai nhảy”

Diện tích vũ trường này không lớn, khoảng trên 200m2 với 4 quầy bar để cung cấp đồ uống cho khách và một bàn ba bao bọc xung quanh. Giữa vũ trường có khoảng 100 người, tất cả đang hòa mình vào vũ điệu Chachacha sôi động... Giống như những sàn nhảy cổ điển khác tại Hà Nội, hầu như các sàn mở cửa 3 buổi/ngày, tùy vào thời gian có mà người dẫn nhảy làm 1 ca (2 tiếng), hoặc 2 ca, 3 ca một ngày. Trai nhảy ở đây có cả sinh viên, người đi làm hay đang thất nghiệp. Tiêu chuẩn để được nhận vào đây không khó lắm, chỉ cao từ 1,7m trở lên, ngoại hình được, to khỏe và biết chiều... Tuy vậy đây vẫn chưa phải là tiêu chuẩn hàng đầu để họ được lựa chọn. Có người thích thế này, có người thích thế nọ, đâu cứ nhất thiết phải to khỏe, đẹp trai. Cái cơ bản nhất của nghề này là phải biết chiều chuộng, nâng niu và chịu khó nghe các bà, các cô dốc bầy tâm sự.

Dạo trước, sàn D. (Phố Tăng Bạt Hổ) do anh Bình quản lý nhận cả sinh viên làm trai dẫn nhảy. Nhưng anh cho biết, hiện câu lạc bộ chỉ nhận những người không còn vướng víu đến chuyện học, hoặc đã học xong. Để làm tại câu lạc bộ, mỗi “thí sinh” phải đóng 500.000 đồng cho một lớp đào tạo học nhảy. Những người đã biết nhảy cũng phải nộp từng đó tiền. Anh Bình giải thích rằng số tiền đó phục vụ cho việc dạy nhảy theo quy định của câu lạc bộ, còn để dạy trai dẫn nhảy nội quy, nguyên tắc làm việc tại đây.

Trong khi lương trả cho nhân viên dẫn nhảy của sàn D. là 250.000 đồng một ca thì ở câu lạc bộ Khiêu vũ cổ điển của chị Đỗ Thị T.Q. (Giám đốc câu lạc bộ) trả từ 1,3 triệu đến 1,5 triệu đồng một tháng. Sự khác biệt này là do cách quản lý của mỗi câu lạc bộ không giống nhau. Anh Bình nói, số tiền trai dẫn nhảy nhận một tháng tuy ít nhưng các em còn nhiều “khoản thu” khác, chẳng hạn như tiền “boa” của khách nhảy. Một nữ nhân viên pha chế tên Lợi của sàn D. thẳng thắn: “Tiền lương nhảy đáng gì, các anh ấy còn có khoản thu ngoài luồng chứ. Nếu không có mà chết à, bởi vì em biết nhiều anh phải sống nhờ công việc này”. Phía câu lạc bộ khiêu vũ cổ điển trả lương cho nhân viên cao như vậy là bởi, câu lạc bộ nghiêm cấm trai dẫn nhảy nhận tiền “boa” từ khách đến nhảy. Nếu ai bị phát hiện tại trận, nhận “boa” hoặc khách phản ánh trai dẫn vòi vĩnh, quản lý câu lạc bộ sẽ cho thôi việc. Quy định là vậy nhưng không phải lúc nào manager sàn cũng sát kè bên đội ngũ này để theo dõi. Chị Lan, bán hàng ở chợ Hôm nói: “Tôi cũng thỉnh thoảng sang bên D. nhảy. Nói chung là trai dẫn nhảy đẹp hơn. Nhưng mình quen nên cũng không muốn đi xa xôi, còn bận bán hàng mà. Bọn bạn tôi đến D. hay “boa” 50 hoặc 100 nghìn cho các em. Tôi nghĩ chuyện đó để khích lệ họ làm việc dẫn nhảy tốt hơn, nhiệt tình hơn, chứ nhiều nhặn gì”.

Với chị Yến không ngại ngần khi dúi vào tay người dẫn nhảy của mình vài chục nghìn. Chị tâm sự: “Tôi cũng biết lương các bạn nhận không nhiều. Mọi người đến đây tầm tuổi tôi ai chẳng làm vậy”. Việc này gần như là một trào lưu trên các sàn nhảy cổ điển tại Hà Nội. Đa số các chị, các cô đến những nơi này cho biết “boa” trai nhảy chủ yếu là vì để thưởng cho sự nhiệt tình của họ. Manager (người quản lí) chỉ quản họ trên những giờ làm tại câu lạc bộ. Lợi, nhân viên pha chế của D., cho biết, thực tế có một số người làm ở đây đi chơi với khách. Như Lợi biết, đa số trai dẫn nhảy đều kiếm tiền bằng con đường này mới sống được nơi Hà thành. Cả chuyện khách nhảy có nhã ý mời đi cafe, tâm sự, trai dẫn nhảy cũng sẵn sàng phục vụ luôn. Anh Phạm Thanh Tùng (6 năm dẫn nhảy tại D.) nói, mặc dù được khách tặng cho thứ này, thứ khác nhưng không có nghĩa như vậy trở thành “tra‌ּi ba‌ּo”. Chỗ anh làm vài cậu sinh viên mới đầu cũng “đi khách” ngầm.

Trở thành... tra‌ּi ba‌ּo

Hiện nay, dịch vụ “phục vụ quý bà” có nhiều loại, từ bình dân đến quý tộc, từ những gã trai đứng đường đến những “chim mồi” trong các vũ trường sang trọng. Tuy nhiên, người viết có thể khẳng định rằng có nhiều quý bà từng đến vũ trường với mục đích lành mạnh, trong sáng. Nhưng cũng không ít quý bà trốn chồng, trốn con đến vũ trường để “sống cho ra sống” khi tuổi xuân đã vội trôi đi. Hầu hết quý bà đến vũ trường đều có điều kiện kinh tế con cái trưởng thành, có tự do cá nhân. Họ đến nhảy thì ít mà tìm “của lạ” thì nhiều. Và trong khoảng tối, sáng của ánh đèn màu, giữa ranh giới của cái cho và nhận, họ dễ dàng tìm đến nhau thông qua cầu nối: Tiền – Tình.

Cho nên khoảng cách “trai nhảy”  trở thành “tra‌ּi ba‌ּo” rất mong manh, theo lý, tất cả các trai nhảy đều bị cuốn theo con đường làm “tra‌ּi ba‌ּo” vừa được các quý bà chiều chuộng, nhiều tiền, được cung phụng xe đẹp, quần áo đẹp. Tôi quen được Tuấn – một trai nhảy kiêm “tra‌ּi ba‌ּo”. Tuấn kể, cậu năm nay 23 tuổi, sinh viên năm cuối của trường đại học lớn tại Hà Nội. Vốn xuất thân ở quê lên thành phố, nhà nghèo lại sớm đua đòi cần tiền để ăn chơi, nên Tuấn theo mấy anh đi trước la cà ở các Vũ trường tìm quý bà lắm tiền. Tuấn được giới thiệu với một “tú ông” tên H để đi “làm thêm” trong khoảng thời gian rỗi rãi. Nhưng với điều kiện phải nộp khoản phí 30% “tổng doanh thu” sau mỗi lần được cử đi khách. Tuy nhiên, tạm thời chưa được “xét phong” vì phải chừ thử thách qua “chiến đấu”. Nếu làm tốt sẽ được “chủ sàn” cấp mã số. Thấy tôi ngạc nhiên không hiểu, Tuấn nhếch mép cười giải thích: “Mỗi nhân viên đều có một mã số để quản lý và phân loại nhằm bố trí đi khách cho phù hợp. Mã số đỏ thuộc hạng trẻ, khỏe. Đây là “hàng” phục vụ rất tốt, giá cả không dưới 500 nghìn/ca; Mã số xanh thuộc “dạng khá”, giá khoảng “hai lít rưỡi” (250 nghìn)/ca. Mã số vàng – loại này dùng đại trà, chủ yếu phục vụ cho những khách ít tiền; Riêng loại hàng “đỉnh”, mã màu tím, giá cực cao...

Sau gần hai tháng học nhảy, ngày Tuấn chính thức “tốt nghiệp”, và khách hàng đầu tiên ai ngờ là một quý cô trẻ đẹp mới ngoài 40 tuổi, nhà ở phố Ngọc Khánh. Có trình độ, công việc ổn định tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng tại Hà Nội. N (tên cô gái) có chồng là một doanh nhân suốt ngày trong Nam, ngoài Bắc bận bịu với công việc kinh doanh, hàng tháng trời không có mặt ở nhà. Trong những phút giây trống trải cô đơn ấy, N đã theo bạn cùng cơ quan đến giải khuây. Và trong ranh giới tối sáng của ánh đèn nhảy N đã gục ngã vào vòng tay của những kẻ đàn ông “thiếu tiền nhưng thừa tình” lúc nào không biết. Sau giai đoạn quyến rũ của Slow và vài chục phút tâm sự, N chào tôi ra về không quên để lại một nụ hôn gió cùng với cái nhìn đầy bí hiềm. Thế là những tháng ngày “tập sự” của tôi chao đảo trong vòng tay của một người đàn bà trẻ đẹp. Qua N, Tuấn được thực sự hé nhìn thế giới mờ ảo của những quý bà, quý cô đi tìm “của lạ”...

Khi các vũ trường bị phá, Tuấn đành dạt về Nguyễn Du kiếm quý bà lớn tuổi, dễ moi tiền. Còn Vũ, lại là nhân viên của một công ty nọ, với gương mặt điển trai, cao ráo, luôn biết chiều các quý bà. Chả thế mà anh luôn được các quý bà săn đón. Vũ bảo rằng, làm ở cái công ty chết tiệt ấy lương không đủ tiền điện thoại, bám lấy công ty chẳng qua giữ mác “trai sạch” càng được các quý bà tin dùng “hàng sạch” hơn. Thế nhưng, con đường “tra‌ּi ba‌ּo” đến với tệ nạn rất gần, còn bệnh tật nữa, họ không lường trước được mọi hậu quả. Mong rằng các chàng trai này sớm giác ngộ, chăm lo làm ăn và học hành, tránh xa con đường tệ nạn kẻo đén khi ân hận thì đã quá muộn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật