Vì sao nhiều người chết trong vụ chìm tàu ở Trung Quốc?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 8/6, đưa tinsố người thiệt mạng trong vụ chìm tàu Ngôi sao phương Đông trên sông Trường Giang của Trung Quốc hôm 1/6 vừa qua đã lên đến 431. Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng lý giải vì sao số người chết trong thảm họa này lại cao hơn so với 2 tai nạn diễn ra trong hoàn cảnh tương tự ở Hàn Quốc và Ý.
Vì sao nhiều người chết trong vụ chìm tàu ở Trung Quốc?
Tàu Ngôi Sao Phương Đông được trục vớt lên sau khi bị chìm ở sông Dương Tử - Ảnh: Reuters

Giới chức Trung Quốc khẳng định, tàu Ngôi sao phương Đông hoạt động gần 20 năm, có thể chở tới 534 người và đã được kiểm định còn đủ khả năng chở khách tới ngày 25/4/2016. Tuy nhiên, thân nhân của các nạn nhân đang đặt câu hỏi: Tại sao hầu hết những người sống sót là thủy thủ đoàn, một số yêu cầu được biết vì sau con tàu này không neo đậu khi có báo bão và tại sao thuyền trưởng cũng như thủy thủ đoàn có thời gian mặc áo phao nhưng không rung chuông báo động.

Cách Trung Quốc dùng cần cẩu lật tàu chìm thế nào

//

Chỉ có vỏn vẹn 14 người sống sót, một trong số này là thuyền trưởng, sau khi chiếc tàu Báo Phương Đông gặp phải một cơn lốc xoáy hiếm thấy và bị lật trên sông Dương Tử, đoạn chảy qua tỉnh Hồ Bắc, miền đông Trung Quốc. Chiếc tàu cao 4 tầng được cho là chở theo 456 người, phần lớn là du khách lớn tuổi.

Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 7.6 dẫn lời các chuyên gia về cứu hộ và tai nạn đường thủy Trung Quốc nhận định rằng việc Báo Phương Đông chìm quá nhanh xuống khúc sông đầy bùn lầy đã làm chậm công tác cứu hộ, khiến hoạt động cứu hộ trở nên khó thực hiện hơn so với những thảm họa tàu thuyền khác.

Trong vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc hồi năm 2014, có hơn 170 người trong tổng số 476 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn sống sót. Trong vụ chiếc tàu du lịch khổng lồ Costa Concordia của Ý chở theo 4.234 người bị đắm ngoài khơi nước này hồi năm 2012, cũng chỉ có 32 người chết.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng thoạt trông hoạt động cứu hộ chiếc Báo Phương Đông lẽ ra phải dễ dàng hơn so với 2 vụ nói trên. Chiếc tàu Trung Quốc chỉ dài khoảng phân nửa chiếc phà Sewol và số khoang của nó cũng chỉ bằng 1 phần nhỏ số khoang trên chiếc Costa Concordia. Ngoài ra, Báo Phương Đông gặp nạn ở trên sông, trong khi 2 vụ kia xảy ra trên biển.

Phà Sewol đang chìm dần tại một địa điểm ngoài khơi đảo Jindo, miền nam Hàn Quốc - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, khác biệt lớn giữa 2 tai nạn ở Ý, Hàn Quốc với vụ lật tàu Trung Quốc nằm ở chỗ chiếc Báo Phương Đông lật hoàn toàn chỉ trong vòng vài phút, làm toàn bộ các khoang chìm trong nước. Trong khi đó, chiếc Sewol và Costa Concordia nghiêng một bên và vẫn duy trì ở trạng thái nổi trên mặt nước trong một thời gian dài.

Ông Viễn Sơn thuộc Cứu hộ Thiên Thanh, một tổ chức cứu hộ dân sự tham gia tìm kiếm nạn nhân vụ chìm tàu trên sông Dương Tử, nói với Nhật báo Khoa học Trung Quốc rằng việc tàu chìm từ từ làm tăng xác suất sống sót của những người trên tàu và cho phép đội cứu hộ tiếp cận bên trong con tàu dễ hơn.

Ông Viễn cho rằng cứu hộ trên sông khó hơn cứu hộ trên biển, đặc biệt là do khu vực xảy ra vụ chìm tàu đang vào mùa mưa. Các thợ lặn quân đội lẫn dân sự tham gia cứu hộ tại hiện trường đều khẳng định dòng chảy sông Dương Tử rất mạnh và xiết, khiến họ gặp khó khăn trong việc lặn tìm dưới nước. Tầm nhìn dưới nước chưa đầy 1 m do cơn lũ từ thượng nguồn cuộn bùn và cát dưới sông.

hiện trường vụ chìm tàu du lịch Costa Concordia ngoài khơi đảo Giglio, bờ tây nước Ý - Ảnh: Reuters

“Do đó, các thợ lặn chỉ có thể dùng tay để lần tìm người sống sót”, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời Giáo sư Gong Yongjun, chuyên gia về cứu hộ đường thủy thuộc trường Cao đẳng Kỹ thuật hàng hải và Thiết bị vận tải ở thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Sơn Đông.

Giáo sư này cũng nói thêm rằng trong vụ chìm phà Sewol, Hàn Quốc đã điều động tàu chiến lớn đến hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Trong khi đó, dòng nước nông ở sông Dương Tử khiến Trung Quốc không thể điều động tàu lớn.

Ngoài ra, tầm nhìn hạn chế cũng khiến lực lượng cứu hộ khó triển khai các thiết bị công nghệ cao dùng để dò tìm dưới nước, kỹ sư Chen Wengan nói với Nhật báo Khoa học Trung Quốc. Các tàu lặn đã được dùng để tìm kiếm người sống sót trong thảm họa Sewol, nhưng tình trạng sông Dương Tử “dễ dàng làm mù các camera như đã làm với mắt người”, ông Chen cho hay.

Vị kỹ sư này còn nhận định rằng đối với trường hợp tàu chìm ngoài biển, các thiết bị định vị thủy âm có thể dò ra dấu hiệu người sống sót, nhưng chúng sẽ không hiệu quả khi dùng trên sông vì tiếng ồn trên bờ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6498
  1. Vụ chìm tàu Trung Quốc: Hiện chỉ còn 8 người mất tích
  2. Một tuần sau thảm họa chìm tàu trên sông ở Trung Quốc
  3. Clip: Nạn nhân sống sót kể lại giây phút tàu chở 458 người chìm
  4. 431 người thiệt mạng trong vụ lật tàu trên sông Dương Tử
  5. ​Vụ lật tàu Trung Quốc: tìm thêm được nhiều thi thể từ xác con tàu
  6. Vụ chìm tàu Trung Quốc: Đã hơn 400 người chết
  7. Chìm tàu ở Trung Quốc: 396 người chết, người thân tuyệt vọng
  8. Đôi vợ chồng gặp nạn trên chuyến du lịch đầu tiên trong đời
  9. Vụ chìm tàu Trung Quốc: Số người chết lên đến 331
  10. Trung Quốc nâng tàu đắm khỏi mặt nước, thuyền trưởng lên tiếng
  11. Xem cứu hộ TQ lật ngược tàu chìm 2.200 tấn
  12. Vụ chìm tàu ở sông Dương Tử ảnh hưởng tới du lịch Trung Quốc
  13. Vụ lật tàu Trung Quốc: Vợ hy sinh để chồng sống sót
  14. Bức ảnh cuối cùng của hành khách trên tàu chìm Trung Quốc
  15. Vụ chìm tàu Trung Quốc: 82 người chết, tàu được lật lại
  16. Trung Quốc tặng huân chương cho thợ lặn cứu hộ tàu chìm
  17. Vợ buông tay để cứu chồng trên con tàu chìm
  18. Trung Quốc hứa không bưng bít vụ lật tàu
  19. Thuyền trưởng tàu chìm Trung Quốc là người có kinh nghiệm
  20. Trung Quốc hết hy vọng tìm thấy người sống sót trong vụ chìm tàu
  21. Phẫn nộ, thân nhân hành khách tàu chìm Trung Quốc biểu tình
Video và Bài nổi bật