Ngôi nhà có bốn “người điên”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong gia đình có một người… “không bình thường” đã là gánh nặng. Thế mà gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Truyền vàvợ làĐinh ThịĐịnhcó tới bốn người con bị khuyết tật bẩm sinh do di chứng chất độc da cam/đi-ô-xin.
Ngôi nhà có bốn “người điên”
Ông Nguyễn Văn Truyền (thứ nhất, phải sang) bên những đứa con điên dại.

Hơn 40 năm qua, đôi vợ chồng già vừa bươn trải lo miếng cơm, manh áo cho gia đình, vừa từng ngày, từng giờ chứng kiến đàn conđiênđiên, dại dại, quằn quại trong cơnđau…

Hỏi đường đến nhà ông Truyền (ở xóm 6, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh HàNam), tôi nhận được nhiều lời cảm thông, chia sẻ với gia đình, như: “Khổ thân hai vợ chồng già mà phải nuôi những bốn đứa con bị “điên”; “Ông ấy cứ ước có được cái xe máy để thỉnh thoảng chở con… đi bệnh viện”…

Ngôi nhà của ông Truyền là nhà tình nghĩa do UBND và người dân xã Thi Sơn quyên góp xây tặng. Nghe tiếng gọi cổng,ông Truyền từ nhà chạy ra, vừa mở khóa vừanói:

- Có ngườiở nhà nhưng phải khóa chặt cổng, vì nếu sơ ý là mấyđứa lại trốn ra ngoài, không biết đường về.

Trong nhà, dưới nền la liệt những mảnh bát, chén vỡ. Ông Truyền giải thích:

- Cứ buồn tay là mấy đứa lại mang bất kể thứ gì cầm vừa tay ra đập. Có khi đang ăn cơm, chúng bưng cả mâm cơm ném ra ngoài sân…

Trên chiếc giường đôi duy nhất trong nhà, ba người con của ông Truyền, lớn đã gần 40 tuổi, nhỏ cũng đã 30 tuổi, người cười, người khóc…

Ông Truyền kể:

- Năm 1965, vừa cưới vợ được một tuần thì đơn vị tôi (Đại đội 3, Tiểu đoàn 9, thuộc Đoàn 559) nhận nhiệm vụ hành quân vào tuyến lửa Quảng Bình bảo đảm giao thông trên đường Hồ Chí Minh, đường 12A; xây dựng các trạmđón kháchđể trung chuyển hàng hóa; tiếp tế quân lương, vũ khí từ miền Bắc, phục vụ cho cuộc kháng chiến của quân dân miền Nam… Không quân Mỹ đã trút xuống đây hàng nghìn tấn bom, đạn các loại, trong đó có cả chất độc đi-ô-xin, hòng cắt đứt tuyến đường này. Hằng ngày, chúng chomáy bay lượnđi, lượn lại vài vòng rồi thả chất gì màu trắng, nâu xuống, làm cho các vạt rừng trơ trụi lá và héo khô, xác cá chết nổi lềnh bềnh dưới suối. Ngờđâu nó ngấm cả vào thân thể mình mà không hề hay biết.

Năm 1968, do sức khỏe yếu,ôngđược chuyển công tác vềđịa phương. Ngay năm sau, sinh bé gáiđầu lòng, vợ chồng ôngđặt tên con là Nguyễn Thị Hòa. Hòa lớn lên xinh xắn, bụ bẫm, nhưngđến năm 6 tuổi, chân tay tự nhiên teo tóp, trí não phát triển không bình thường. Haiông bà tiếp tục sinh vì nghĩ: "Đứa trước không may còn hy vọngđứa sau...", màđâu biếtđó là di chứng của chấtđộcđi-ô-xinôngđã nhiễmphải. Vậy là nối tiếp bađứa nữa rađời, đều mắc bệnh giống chị gái mình.

Hai vợ chồngông Truyền cho các conđi học, nhưngđến lớp chúng la hét,đập pháđồđạc khiến nhà trường phải trả về giađình. Không muốncác con phải thất học, ông bà đã vắt kiệt sức kiếm tiền thuê giáo viên về tận nhà dạy các con. Chỉ được vài hôm, họ đều lắc đầu và trả lạitiền, phần do các con ông không tiếp thu được, mặt khác là sự "ngây ngô" của chúng làm họ phát hoảng. bệnh tình của bốn đứa con “điên” ngày một nặng, chúng không nhận ra bố mẹ và không biết mình là ai.

Bốn mươi năm qua ông bà chưa một ngày được ăn ngon ngủ yên. Có những đêm hàng xóm đã ngủ say, chúng lại lên cơn, đập thùm thụp đầu xuống giường. Ông bà chỉ biết ôm chặt con vào lòng, mặc cho chúng đập đầu vào ngực mình, rồi cấu véo, rứt tóc đến đau điếng.

Hiện gia đình ông đang sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp của Nhà nước. Đưa mắt nhìn quanh ngôi nhà, tôi không khỏi ái ngại. Ngôi nhà chật hẹp nhưng sao vẫn cứ trống trải, bên trong chẳng có một thứ gì đáng giá, ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ và chiếc giường bên góc. Ông bà phải bươn trải kiếm tiền, được đồng nào lại đổ hết vào thuốc thang cho các con. Nhưng mấy năm nay, ông đau ốm triền miên, gánh nặng lại đè lên vai bà. Cứ lo làm xong vụ mùa, bà lại quay đủ nghề: mò cua, bắt ốc, buôn chuối... Số tiền ít ỏi kiếm được cứ như… muối bỏ biển. Đã có lúc, ông bà nghĩ gửi con vào trại tâm thần tỉnh, nhưng rồi lại không đành lòng.

Bốn năm trước, người con lớn bệnh nặng qua đời. Nhìn con vật vã trong cơn đau, rồi lịm đi trong vòng tay mình, ông Truyền đau đớn tột cùng. Ông sợ rồi những đứa kia cũng lần lượt bỏ bố mẹ mà đi. Nhưng rồi ông tự an ủi: "Mình còn may mắn, vì vẫn được làm cha, tuy rằng hạnh phúc đó chẳng bao giờ trọn vẹn. Nhiều đồng đội ngã xuống, để lại thân xác nơi chiến trường mà chưa một lần được hưởng hạnh phúc ấy”.

Rời ngôi nhà tình nghĩa, xa dần những tiếng la hét đập phá của những người không may mắn những nạn nhân của chất độc đi-ô-xin quái ác, trong tôi trào dâng một điều ước: Khi bài viết này được đăng, sẽ có nhiều nhà hảo tâm chia sẻ, giúp đỡ gia đình ông bà. Và tôi nguyện xin làm một thành viên tích cực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật