Kỳ 4-Được mùa thầy bói lên ti vi chém gió

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong giới thầy bói Sài Gòn thời đó lại có thêm một người tự xưng “Giáo sư” nữa. Đó là thầy Minh Nguyệt. Ông này có văn phòng làm việc tại đường Đề Thám Q1 và có trong tay cả chục ngàn thân chủ chưa kể khách vãn lai.
Kỳ 4-Được mùa thầy bói lên ti vi chém gió
Ảnh minh họa

Thân chủ của thầy Minh Nguyệt hầu hết là phụ nữ, trong số đó có nhiều phụ nữ lấy chồng là lính Mỹ. Đặc điểm của thầy Minh Nguyệt là giọng nói rè rè, vui vui giống y như giọng của kịch sĩ Tùng Lâm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Ngoài ra thầy Minh Nguyệt cũng tỏ vẻ am tường võ nghệ ngoài tài coi chỉ tay, lấy số tử vi, mặc dù không ai biết về mặt võ thuật thầy Minh Nguyệt nội lực thâm hậu thế nào.

Từng lên tivi “chém gió” chuyện đại sự

Ba ông thầy bói: Khánh sơn, Huỳnh Liên, Minh Nguyệt vào đầu năm 1972 (Nhâm Tý) đã được mời lên đài truyền hình chế độ Sài Gòn bàn về vận mạng đất nước , cả 3 ông đều cố sức, hết lời tô vẽ lên một tương lai tươi sáng cho chế độ của TT Nguyễn Văn Thiệu trước nguy cơ thất trận và sụp đổ bằng “mùa hè đỏ lửa”. Ba ông thầy bói đại tài này không ông nào đoán được rằng ngày 30-4-1975 sẽ là ngày cáo chung của chế độ Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hóa ra các thầy nhân dịp lên ti vi chỉ để… chém gió.

Một thầy bói cũng khá nổi tiếng khác là Gia Cát Hồng, ông này tên thật là Phạm Bảo, người Bắc. không biết trước năm 1954 làm gì ở ngoài Bắc nhưng khi di vào Nam bỗng dưng ông làm “thầy”. “Thầy” Gia Cát Hồng mở văn phòng tại đường Trần Quốc Toản Q10, không chỉ coi bói mà còn kiêm thêm việc bốc thuốc chữa bá bệnh trong đó có bệnh ngứa, kinh phong và một loại phong khác là… phong tình. Sở dĩ “thầy” lấy tên Gia Cát Hồng, ý nói mình là truyền nhân của Gia Cát Lượng quân sư của Lưu Bị trong Tam Quốc Chí, một người thần cơ diệu toán có thể nói trên “thông thiên văn, dưới đạt địa lý”. Nhưng cuối cùng phải bị thảm bại, đẩy Quan Công, Trương Phi vào chỗ chết, rồi chính “quân sư” cũng tiêu luôn vì thất trận bởi mưu trí của một viên tướng tầm thường phía Tào Tháo.

Thầy bói mù đoán mò

Một ông thầy khác, bị mù bẩm sinh, đó là “thầy” Nguyễn Văn Canh”. Thầy Canh quê quán Nam Định, dáng người cao, to bệ vệ. Thầy bị mù từ thủa sơ sinh. Chính vì thế nên việc thầy Canh hành nghề coi bói khác với các đồng nghiệp khác. Những ông “thầy” bói khác lớn lên do hoàn cảnh, hoặc mưu đồ gì đó mới trở thành thầy bói, nhưng riêng với “thầy” Nguyễn Văn Canh thì có chủ đích làm”thầy” từ nhỏ, do ông này bị mù bẩm sinh nên gia đình quyết chí cho ông đi học nghề bói toán để lớn lên làm “thầy”, tức có chuẩn bị nghề nghiệp sinh nhai hẳn hoi. 

Lúc mới ra nghề, thầy Canh xem bói ở Thái Bình, đi lần ra Hà Nội rồi mới di cư vào Sài Gòn năm 1954. “Thầy” Nguyễn Văn Canh tuy mù nhưng nói đâu trúng đó, “thầy” đoán được cả cơ may, vận hạn của thân chủ, nói trúng vanh vách. “Thầy” Nguyễn Văn Canh nổi tiếng về tài chấm số tử vi và biệt tài của thầy Canh là xem tử vi bằng 5 đầu ngón tay, chỉ cần nghe thân chủ nói ngày sinh, tháng đẻ là thầy thao thao bất tuyệt về sao chiếu mệnh, về cung thê tử, đường tình duyên, công danh sự nghiệp của thân chủ. Và cũng nhờ vào tài này mà thầy kiếm được rất nhiều tiền để nuôi một đàn con hơn 10 người và gia đình thuộc thành phần giàu có ở đất Sài Gòn.

Cũng bị mù từ nhỏ như “thầy” Nguyễn Văn Canh là “thầy” Ba La, sinh quán ở miền Bắc và di cư vào Nam năm 1954. Ông thầy này là người Việt nhưng lại lấy “nghệ danh” giống như tên Ấn Độ và xưng là “bốc sư” Ba La, thầy Ba La mở văn phòng hành nghề tại đường Nguyễn Phi Khanh Tân Định Q1. Điểm đặc biệt của “bốc sư” Nguyễn Văn Canh là tuy bị mù bẩm sinh nhưng lại… biết chữ và thông thạo Hán Văn, chính nhờ “thâm nho”, phong thái lại rất “tiên phong đạo cốt” nên mỗi ngày có rất đông thân chủ nam, nữ tới nhờ “thầy” bốc số, đoán hậu vận, hóa giải tiền căn. Có tin đồng thầy “Canh” đã phù phép hóa giải được tai kiếp cho một thân chủ thuộc hàng đại gia, nên được tưởng thưởng trọng hậu và từ đó “thầy” càng nổi tiếng đi kèm với việc hốt bạc từ những thân chủ mê tín.

Thân chủ của thầy Ba La đủ thành phần, nhưng giới trí thức nhiều hơn, trong đó có cả giáo sư, kỹ sư, luật sư và nhiều doanh nhân giàu có. Thầy Ba La khi làm việc ở văn phòng ăn mặc như một vị phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ… thầy không “chảnh” như mấy ông thầy nổi tiếng khác, bắt thân chủ ngồi đợi dài cổ có khi phải hẹn trước 2-3 ngày mới được gặp mà rất thân thiện, mến khách. Nhưng lại rất cẩn trọng trong việc gieo quẽ, chấm số tử vi cho thân thủ.

Chuyện thực, hư về huyền thoại thầy Ba La rất nhiều. Ví dụ như có hai vợ chồng một người hiếm muộn, khao khát có được đứa con. Đi cầu tự mãi, rốt cuộc đôi vợ chồng ham con này cũng sinh được một đứa con trai như ước nguyện nhưng không may khi lên 3 tuổi cậu quý tử này bị bệnh chết. Hai vợ chồng rất đau buồn, lại chạy vạy khắp nơi cầu tự và khấn nguyện xin “ơn trên” trả lại cho họ đứa con trai đã mất. 

Ít lâu sau họ đã may mắn sinh được cậu con trai khác, giống người anh đã chết như đúc kể cả nốt ruồi son giữa ngực. Vì thương đứa con trai đầu lòng đã mất, hai vợ chồng này liền lấy tên của đứa anh đặt cho đứa em, giữ luôn giấy khai sinh tên đứa anh để đi học. Lớn lên, cậu em thành đạt tìm đến thầy Ba La để nhờ xem tử vi với ngày tháng năm sinh của anh trai. Thầy Ba La bấm tử vi cậu em một lúc rồi ngỡ ngàng phán nếu thân chủ sinh đúng ngày giờ như đã nói thì chắc chắn đã bị yểu mệnh từ năm lên 3 chứ không thể sống tới bây giờ, trừ phi vị thân chủ đang ngồi trước mặt đã nói dối.

Cuối cùng vị thân chủ trẻ đành phải nói thật đó là ngày tháng năm sinh của người anh. Và tất nhiên anh chàng này phục tài ông thầy Ba La sát đất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật