Kỳ 3 - Thiên thời địa lợi

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 ở Sài Gòn, đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới thầy bói cao cấp được tín nhiệm của chính khách, nguyên thủ quốc gia lúc bấy giờ với những lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Kỳ 3 -  Thiên thời địa lợi
thầy bói chỉ tay
Có những thầy bói rất nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chính trường mà còn phụ trách những mục “tử vi”, “đoán điểm giải mộng”, “nhân tướng học”… thậm chí bàn cả “thai đề” trên nhiều tờ báo. Rõ ràng đây là mê tín dị đoan nhưng tại sao những cái tên như : Tư Nên, Vi Kính Trang, Huỳnh Liên, Khánh Sơn, Minh Nguyệt, Gia Cát Hồng, Nguyệt Hổ, Nguyễn Văn Canh, Ba La… lại nổi tiếng như cồn và trở nên giàu có nhờ hành nghề “tâm linh” này đến độ có những “ông thầy” đã trở thành huyền hoặc? Thực hư nghề “bói toàn” liên quan đến những “ông, bà thầy” này ra sao?

Thầy bói mù đoán mò… nhiều khi may ra cũng đúng


Có một ông thầy là Nguyễn Văn Canh, quê ở Nam Định, dáng người cao to bệ vệ. Thầy bị mù bẩm sinh. Chính vì thế nên việc thầy Canh hành nghề coi bói  khác với các đồng nghiệp khác. Những ông “thầy” bói khác lớn lên do hoàn cảnh, hoặc mưu đồ gì đó mới trở thành thầy bói, nhưng riêng với thầy Nguyễn Văn Canh thì có chủ đích làm “thầy” từ nhỏ. Gia đình quyết chí cho ông đi học nghề bói toán để lớn lên là “thầy”. Lúc mới ra nghề, “thầy” Canh xem bói ở Thái Bình rồi đi lần ra Hà Nội rồi mới di cư vào Sài Gòn năm 1954. “Thầy” Nguyễn Văn Canh tuy mù nhưng nói đâu trúng đó, “thầy” đaons được cả cơ may, vận hạn của thân chủ trúng vanh vách. “Thầy” Nguyễn Văn Canh nổi tiếng về tài chấm số tử vi và biệt tài là xem tử vi bằng 5 đầu ngón tay, chỉ cần nghe thân chủ nói ngày sinh, tháng đẻ là thầy thao thao bất tuyệt về sao chiếu mệnh, về cung thê tử, đường tình duyên, công danh sự nghiệp. Và cũng nhờ vào tài này mà thầy kiếm được rất nhiều tiền để nuôi một đàn con hơn 10 người và gia đình thuộc thành phần giàu có ở đất Sài Gòn.

Cũng bị mù từ nhỏ như “thầy” Nguyễn Văn Canh là “thầy” Ba La, sinh quán ở miền Bắc và di cứ vào Nam năm 1954. Ông thầy này là người Việt nhưng lại lấy “nghệ danh” giống như tên Ấn Độ và xưng là “bốc sư” Ba La, rồi mở văn phòng hành nghề tại đường Nguyễn Phi Khanh, Tân Định, Q1. Điểm đặc biệt của “bốc sư” Nguyễn Văn Canh là tuy bị mù bẩm sinh nhưng lại biết chữ vào thông thạo Hán Văn, chính nhờ “thâm nho”, phong thái lại rất “tiên phong đạo cốt” nên mỗi ngày có rất đông thân chủ nam, nữ tới nhờ thấy bốc số, đoán hậu vận, hóa giải tiền căn. Có tin đồn, thầy đã phù phép hóa giải được tai kiếp cho một thân chủ thuộc hàng đại gia, nên được thưởng trọng hậu và từ đó, “thầy” càng nổi tiếng đi kèm với việc hốt bạc từ những thân chủ mê tín. 

Thân chủ của thầy Ba La đủ thành phần, nhưng giới trí thức nhiều hơn, trong đó có cả giáo sư, kỹ sư, luật sư và nhiều doanh nhân giàu có. Thầy Ba La khi làm việc ở văn phòng thường ăn mặc như một vị phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ. Thầy không “chảnh” như mấy ông thầy nổi tiếng khác, bắt thân chủ ngồi đợi dài cổ có khi phải hẹn trước 2 – 3 ngày mới được gặp mà rất thân thiện, mến khách nhưng lại rất cẩn trọng trong việc gieo quẻ, chấm số tử vi cho thân chủ.

Chuyện thực, hư về thầy Ba La rất nhiều. Tất nhiên toàn những chuyện chưa được kiểm chứng: Ví dụ như có hai vợ chồng một người hiếm muộn, khao khát có được đứa con. Đi cầu tự mãi, rốt cuộc đôi vợ chồng ham con này cũng sinh được một đứa con trai như ước nguyện, nhưng không may khi lên 3 tuổi, cậu quý tử này bị bệnh chết. Hai vợ chồng rất đau buồn, lại chạy vạy khắp nơi cầu tự và khẩn nguyện xin “ơn trên” trả lại cho họ đứa con trai đã mất. Ít lâu sau, họ lại may mắn sinh được cậu con trai khác, giống người anh trai đã chết như đúc kể cả nốt ruồi son giữa ngực. Vì thương đứa con trai đầu lòng đã mất, hai vợ chồng này liền lấy tên của đứa anh trai đặt cho đứa em, giữ luôn giấy khai sinh tên đứa anh trai để đi học. Lớn lên, cậu em thành đạt tìm đến thầy Ba Lan để nhờ xem tử vi với ngày tháng năm sinh của anh trai. Thầy Ba La bấm tử vi cậu em một lúc rồi ngỡ ngàng phán, nếu thân chủ sinh đúng ngày giờ như đã nói thì chắc chắn đã bị yểu mệnh từ năm lên 3 chứ không thể sống tới bây giờ, trừ phi vị thân chủ đang ngồi trước mặt đã nói dối.

Cuối cùng vị thân chủ trẻ đành phải nói thật đó là ngày tháng năm sinh của người anh. Và tất nhiên anh chàng này phục tài ông thầy Ba La sát đất.

Làm ăn phát đạt nhờ ở gần… vũ trường


Ở Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20 còn nổi lên ông thầy số “đại tài” tên là vi Kính Trang. Chính vì nổi tiếng như cồn nên thân chủ quá đông, ai muốn được “thầy” bốc số phải trả 5 cắc (thời đó 5 cắc bằng 1 giạ lúa), nhưng nộp tiền rồi còn phải chờ tới lượt, co khi phải đợi cả ngày. “Thầy” Vi Kính Trang mới đầu có văn phòng tại đường Đồng Khánh, trên một căn gác. Sau vì đông thân chủ quá phải rời về địa điểm mới, đó là một căn phố lầu năm trên đường Tản Đà gần vũ trường Arc En Ciel, phía dưới là tiệm mì, hủ tíu. Do gần một vũ trường lớn như thế nên thân chủ của “thầy” Vi Kính Trang từ đó phát triển thêm… nhiều thân chủ là chị em cave làm ở vũ trường Arc En Ciel mà chị em này thì cự kỳ mê tín, lại rất nhiều tiền nên “thầy” Vi Kính Trang lại được dịp phất lên như diều gặp gió.

Một hôm nọ, “thầy” Vi Kính Trang đón tiếp một nữ thân chủ đặc biệt, một khách sộp và là người đẹp nức tiếng trong giới ăn chơi của Sài Gòn – Chợ Lớn. Đó là cô Ba Trà, tức Trần Ngọc Trà hay Yvette Trà, một hoa khôi Sài Gòn (thời đó chưa có hoa hậu), và cũng là một cô gái làn‌ּg chơ‌ּi có sắc đẹp rất Tây đã khiến cho bao vương tôn công tử, con nhà đại gia mê mệt. Trong số những người không tiếc tiền để được diện kiến Yvette Trà, mua một đêm vui có cả Hắc công tử và Bạch công tử. Cô Ba Trà nhờ “thầy” Vi Kính Trang xem hiện tại và đoán hậu vận. Chỉ nhìn sơ dung nhan người đối diện, “thầy” Vi Kính Trang đã nói trúng… y như trong kinh cuộc đời, á‌i tìn‌h, “sự nghiệp” của Yvette Trà khiến cô xanh mặt. Tới chuyện hậu vận, “thầy” Vi Kính Trang hắng giọng rồi nói: 

-         Xin lỗi cô Ba, số cô hiện rõ trên gương mặt, thầy nói cũng bằng thừa.

-         Sao lại hiện rõ trên gương mặt?

-         Số cô giống như Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. “Sống làm vợ khắp người ta, hại thay thác xuống làm ma không chồng”.

-         Có lẽ Ba Trà lúc đó không tin, nhưng về sau, cuộc đời của người đàn bà đẹp, giàu có, nức tiếng trong chốn tình trường và ăn chơi đã có kết cuộc… trúng phóc như lời “thầy” Vi Kính Trang phán. Câu chuyện nhiều cũng chỉ là nghe kể như vậy, nào có ai được nhìn, được nghe thấy bao giờ. Một đồn mười, mười đồn hai mươi, cứ thế nhân lên…
Còn nữa…
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật