SCO và “ván bài” Áp-ga-ni-xtan

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 27-3, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã nhóm họp phiên đặc biệt tại thủ đô Mát-xcơ-va để bàn về tình hình Áp-ga-ni-xtan. Tham gia chương trình nghị sự này, ngoài các nước quan sát viên của SCO, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun, còn có Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Giáp đơ Hốp Sếp-phơ và Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Trung và Nam Á Pa-trích Mun.
SCO và “ván bài” Áp-ga-ni-xtan
Mỹ sẽ tăng thêm 4.000 quân tới Áp-ga-ni-xtan.

Sự hiện diện lần đầu tiên của đại diện NATO và Mỹ tại một sự kiện của SCO đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của tổ chức này trong khu vực và trên thế giới.

 

Rõ ràng, những hoạt động đáng chú ý trong thời gian gần đây của SCO khiến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ hết sức quan tâm. Tất nhiên Oa-sinh-tơn có lí do của mình. Bởi không chỉ tập hợp 2 "đại gia" của thế giới là Trung Quốc, Nga cùng 4 quốc gia Trung Á khác, SCO còn là mục tiêu mà I-ran, Pa-ki-xtan, Ấn Độ đang hướng tới với 2 ghế thành viên đầy đủ. Nếu vậy, liên kết này sẽ tạo ra vành đai an ninh vững chắc trên một diện rộng và gây ảnh hưởng không nhỏ tới địa - chính trị trên phạm vi toàn cầu và chiến lược của Mỹ ở phương Đông.

 

Chắc chắn, trong tính toán của Oa-sinh-tơn, tương lai cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan vừa được Tổng thống B.Ô-ba-ma nêu ngày 27-3 trong chiến lược mới - gắn liền với Pa-ki-xtan  dường như không thể thiếu sự hợp tác từ SCO cùng các quan sát viên đóng vai trò then chốt như I-ran, Ấn Độ và Pa-ki-xtan.

 

Cách đây vài năm, dưới con mắt của Mỹ, sự phát triển của SCO chưa đáng phải bận tâm và Nhà Trắng cũng không mấy quan tâm vì có đồng minh Pa-ki-xtan và căn cứ quân sự tại Cư-rơ-gư-xtan. Thế nhưng, hiện nay, tình hình chính trị và an ninh Pa-ki-xtan dường như đã suy giảm. Trong khi đó, dưới sự tác động chiến lược của Nga, Mỹ đã dần mất lợi thế tại một số căn cứ quân sự hậu cần tại Trung Á để tiếp ứng cho chiến trường khốc liệt Áp-ga-ni-xtan.

 

Kể từ khi Tổng thống tiền nhiệm của Mỹ G.Bu-sơ và liên quân phát động cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố sau sự kiện 11-9-2001 đến nay, tình hình an ninh tại Áp-ga-ni-xtan ngày một rối ren với các vụ B.L liên tiếp, gây thiệt hại lớn cho chính quyền Ca-bun và Mỹ cũng như đồng minh. Nhờ lợi nhuận từ ma túy, địa hình hiểm trở, các tay súng cực đoan bản địa đã tái hợp dưới trướng tàn quân Ta-li-ban để tiến hành các cuộc bạo động, gây khó khăn lớn cho các chiến dịch truy quét và tấn công của Mỹ và đồng minh. Đây là nguyên nhân chính có thể làm đảo chiều chiến thắng ban đầu của  Mỹ tại quốc gia Nam Á này.

 

Hồi tháng 2, tân Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã quyết định rút quân khỏi I-rắc và tăng thêm 17.000 lính Mỹ tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy tại khu vực này. Không phải ngẫu nhiên ngay trước thềm cuộc họp SCO, ông chủ Nhà Trắng bất ngờ tung ra chiến lược mới như nêu trên nhằm thay đổi cho được tình hình tại Áp-ga-ni-xtan. Theo đó Mỹ tăng cường thêm 4.000 quân và tăng gấp 3 lần tiền trợ giúp cho Áp-ga-ni-xtan trong vòng 5 năm tới lên 1,5 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như Oa-sinh-tơn mong muốn. Hiển nhiên cuộc triệt thoái quân Mỹ khỏi I-rắc xem ra có phần thuận lợi hơn khi tăng sức chiến đấu của Mỹ và đồng minh tại Áp-ga-ni-xtan.

 

Nhìn một cách tổng thể, Áp-ga-ni-xtan hoàn toàn khác xa I-rắc về địa hình cũng như tổ chức xã hội. Đây là một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc và một nửa nguyên nhân của thất bại là Chính phủ Ca-bun không có năng lực và bị phần lớn người dân cho là bất hợp pháp. Trong khi đó, lực lượng nổi dậy rất quen với việc chống lại quân đội nước ngoài và luôn sẵn sàng đợi thời cơ để làm "chảy máu" Mỹ bằng một cuộc chiến tranh du kích trường kỳ. Những bế tắc trong việc giải quyết cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan là lý do khiến ngày càng có nhiều người nhắc đến cụm từ "thất bại", "sa lầy" mà Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đang muốn đưa nước Mỹ thoát khỏi.

 

Trong khi đó, việc chấm dứt sự có mặt về quân sự của Mỹ tại Cư-rơ-gư-xtan đã giáng một đòn vào kế hoạch của Tổng thống B.Ô-ba-ma về việc gia tăng nỗ lực ở Áp-ga-ni-xtan. Nhận thức được tình thế này, Nga đã chứng tỏ với Mỹ rằng Mát-xcơ-va sẵn sàng thỏa mãn các nhu cầu vận chuyển của Oa-sinh-tơn. Trong bức điện gửi tới cuộc họp của SCO ngày 27-3, Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép đã khẳng định Nga sẵn sàng góp phần tích cực để ổn định tình hình và bảo đảm sự phát triển hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan. Song, cũng phải hiểu rằng, để được Nga tiếp tục thể hiện thiện chí, Mỹ không thể không có hành động "đáp lễ". Trong trường hợp cụ thể này, Kế hoạch lá chắn tên lửa ở Đông Âu và quá trình Đông tiến của NATO chắc chắn là yếu tố Mát-xcơ-va muốn Oa-sinh-tơn đặt lên bàn cân. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật