Lấp sông Đồng Nai, doanh nghiệp hưởng lợi, dân mất ăn, mất ngủ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
UBND tỉnh Đồng Nai đã cho phép Công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện dự án lấn sông Đồng Nai để xây dựng công viên ven sông. Trong khi doanh nghiệp được khá nhiều ưu ái thì những tiếng ồn của hoạt động đổ đất đá cả ngày và đêm khiến người dân mất ăn, mất ngủ.
Lấp sông Đồng Nai, doanh nghiệp hưởng lợi, dân mất ăn, mất ngủ
Hoạt động san lấp sông Đồng Nai diễn ra cả ngày và đêm

Cấp phép lấn sông không cần lấy ý kiến dân

Theo phản ánh của người dân sống bên sông Đồng Nai, ngoài những tác động của dự án làm xáo trộn cuộc sống người dân, chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án này cũng chưa lấy ý kiến của người dân. Tất cả những người dân mà chúng tôi hỏi đều trả lời rằng: Chúng tôi chưa được lấy ý kiến.

“Tôi cứ tưởng tỉnh làm dự án cải tạo lại bờ kè chứ có biết đâu họ cho lấp sông như vậy. Tôi sống ở đây mà không hay biết gì cả. Nhà đầu tư và nhà nước không hỏi ý kiến người dân. Trong khi con sông Đồng Nai là con sông duy nhất chảy trong nội địa, là con sông rất đẹp hiền hòa. Nếu họ cho lấp sông để làm dự án thì bậy quá. Hồi trước họ không cho dân xây nhà lấn trên sông vì sợ hạn chế dòng chảy nhưng nay cho Công ty Toàn Thịnh Phát làm dự án trên sông thì ngăn dòng chảy luôn”, một cán bộ về hưu, 50 năm tuổi Đảng tại P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa nói.

Thông tin trên báo Thanh niên, dự án này kéo dài hơn 1,3 km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (P.Quyết Thắng). Có những nơi chúng tôi đo được khoảng cách từ mép nhà dân (đã bị cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trên sông Đồng Nai) đến cột mốc mà chủ đầu tư cắm khoảng 70 bước chân, có nơi lên đến cả gần 100 bước chân. Như vậy chủ đầu tư đã đổ đất đá lấn chiếm sông Đồng Nai hơn 100 m.

Doanh nghiệp hưởng lợi

Trong thông cáo báo chí Công ty Toàn Thịnh Phát công bố, dự án này triển khai trong 9 năm gồm 3 giai đoạn với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng. Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2016, kinh phí 416 tỷ đồng để lập thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, cải tạo cảnh quan môi trường, làm hạ tầng… Giai đoạn 2 từ 2016 - 2019, kinh phí khoảng 800 tỷ đồng để phát triển khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm… Giai đoạn 3 đến năm 2022, kinh phí 800 tỷ đồng để làm cao ốc văn phòng, khách sạn, khu dân cư…

Đáng nói, trong tổng số vốn đầu tư dự án khoảng 2.200 tỷ đồng thì chủ đầu tư chỉ bỏ ra hơn 110 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, tái định cư cho một số hộ dân nhường đất cho việc xây dựng đường nội bộ kết nối dự án với đường Cách Mạng Tháng Tám hiện hữu. Một lãnh đạo doanh nghiệp này tiết lộ: “Công ty sẽ triển khai trước phân khu nhà phố thương mại để bán lấy tiền bù lại vốn đã bỏ ra làm hạ tầng, san lấp. Những phần còn lại như khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng… tùy theo nguồn mà chủ đầu tư sẽ kêu gọi các nhà đầu tư khác vào làm hoặc chủ đầu tư bỏ tiền ra làm”.

Đặc biệt, dự án này UBND tỉnh Đồng Nai cũng ưu ái cho Công ty Toàn Thịnh Phát không cần phải dành 20% diện tích đất để làm nhà ở xã hội trong khi theo luật Nhà ở, tất cả các dự án phải dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội.

Theo phản ánh của nhiều người dân sống hai bên bờ sông, quy hoạch lộ giới, hành lang bảo vệ sông Đồng Nai là 20m. Từ mép sông trở vào 20m người dân không được xây cất gì nhưng không hiểu sao UBND tỉnh lại cấp phép cho Công ty Toàn Thịnh Phát lấp cả sông để làm nhà bán.

Dân mất ăn mất ngủ

Từ khi được cấp phép, chủ đầu tư đã huy động nhiều sà lan, xáng cạp đang ngày đêm cặp bờ, đổ đất, đá lấp sông Đồng Nai phục vụ dự án lấn sông. Tiếng ồn của hoạt động đổ đất đá này khiến nhiều hộ dân mất ăn, mất ngủ, việc kinh doanh gặp khó khăn.

Nhiều người dân cho biết: Buổi sáng từ 5-6h, các sà lan, xáng cạp đã có mặt tiến hành đổ đất đá lấp sông và họ làm tới 2-3h sáng - chỉ khi hết đá mới ngưng. “Ban ngày làm không sao, tối phải để người dân được nghỉ ngơi chứ. Ở nhà tôi, bà già thì bị bệnh, ông già buồn rầu mới qua đời hơn một tháng”, một người dân bức xúc.

Nhiều người dân tỏ ra lo ngại và cho rằng, tháng 7, tháng 8, trời mưa nhiều, nước lũ sông Đồng Nai tràn xuống, dâng lên bậc thềm nhà. Nếu “bóp” lòng sông lại thì vài năm tới, nước sẽ ngập vào nhà. Sau vài chục năm sẽ xuất hiện dòng sông xoáy, có khả năng gây xói mòn cầu Ghềnh và cù lao Hiệp Hòa. Trước đây, sông Đồng Nai đã xoáy mất một cù lao kéo dài từ cầu Ghềnh tới cầu Mới ngày xưa. Ông Lôi Thành - hội phó Phụng Sơn Tự, là di tích cấp tỉnh, đã có tuổi thọ khoảng 80 năm - cho biết: Việc sà lan, xáng cạp đổ đất đá ngày đêm lấp sông Đồng Nai ngay cạnh chùa gây ra nhiều tiếng ồn, lớp học buổi tối ở chùa cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật