Máy bay AirAsia QZ8501 bị rơi do động cơ đóng băng?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo cáo chính thức đầu tiên của Indonesia về vụ tai nạn của chuyến bay QZ8501, hãng AirAsia cho rằng chiếc Airbus A320-200 chở 162 người đã bay vào vùng mây bão.
Máy bay AirAsia QZ8501 bị rơi do động cơ đóng băng?
Nhân viên cứu hộ Indonesia quan sát mặt biển Java từ trực thăng - Ảnh: Reuters

Bản báo cáo dày 14 trang được Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) công bố cho rằng hiện tượng “đóng băng” đã khiến động cơ của máy bay bị hỏng.

“Dựa trên các số liệu được cung cấp tại vị trí cuối cùng của máy bay, thời tiết là nguyên nhân của vụ tai nạn”, bản báo cáo của Cơ quan Địa lý, Khí hậu và Khí tượng Indonesia cho biết.

“Hiện tượng thời tiết có thể xảy ra nhất đã khiến động cơ máy bay bị đóng băng. Đây chỉ là một phân tích dựa trên các dữ liệu khí tượng và không phải là nguyên nhân cuối cùng của vụ tai nạn”.

Các chuyên gia hàng không cho biết đóng băng là mối đe dọa lớn của các động cơ máy bay.

Khi máy bay bay qua một cơn bão lớn ở độ cao nhất định, hơi ẩm tích tụ thành những hạt băng nhỏ có thể bị hút vào trong động cơ máy bay.

Các mảnh băng trên có thể phá hủy cánh quạt tuôcbin hoặc tan chảy ra và làm hỏng thiết bị đánh lửa của động cơ.

“Việc đóng băng có thể gây hỏng nặng cho động cơ máy bay, làm tê liệt và gây thiệt hại cho các máy móc trên máy bay” - giám đốc BMKG Edvin Aldrian đánh giá.

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Mỹ cho biết hiện tượng này từng xảy ra ở hơn 100 máy bay lớn của Airbus và Boeing - đa số sử dụng động cơ của General Electric - từ giữa thập niên 1990 đến năm 2008. 12 máy bay đã bị tê liệt động cơ nhưng không rơi xuống đất.

Nguyên nhân là động cơ của các máy bay trên sau khi bị tê liệt đã khởi động lại được. Ngành công nghiệp hàng không đã điều chỉnh các phần mềm máy bay từ năm 2008 để khắc phục sự cố này.

Năm 2013, một máy bay chở hàng lớn của Boeing cũng bị đóng băng trong động cơ. Tuy nhiên Airbus A320 chưa từng nằm trong danh sách các máy bay gặp sự cố này. BKMG nhấn mạnh đây chưa phải là kết luận cuối cùng.

Hiện tượng băng tích tụ bên trong động cơ có thể chỉ là một trong số các nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Vấn đề là có khá nhiều máy bay đã bay tuyến Surabaya - Singapore cùng thời điểm với chuyến bay QZ8501 nhưng không gặp sự cố nào.

Báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia hàng không Greg Waldron của trang web Flightglobal đánh giá không thể đưa ra kết luận về nguyên nhân tai nạn chỉ dựa trên báo cáo thời tiết. “Cho đến khi có được dữ liệu từ hộp đen, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán” - ông Waldron nhấn mạnh.

Phát hiện thêm các mảnh vỡ

Theo Reuters, hôm qua khi thời tiết trên biển Java trở nên ôn hòa, một nhóm thợ lặn Indonesia đã tìm thấy mảnh vỡ thứ năm ngoài khơi đảo Borneo. Mảnh vỡ này dài khoảng 10m, rộng 1m.

Ngoài ra các thợ lặn cũng đã vớt được tổng cộng 34 th‌i th‌ể hành khách, vài người vẫn còn ngồi trên ghế máy bay. Rất có thể còn nhiều th‌i th‌ể bị mắc kẹt bên trong khoang máy bay.

Ông Bambang Soelistyo, giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia (Basarnas), cho biết phạm vi tìm kiếm trên vùng biển phía nam thị trấn Pangkalan Bun đã được mở rộng về phía đông. Bởi nhiều mảnh vỡ máy bay có thể đã bị các dòng hải lưu cuốn trôi.

Nhưng trong hôm qua Basarnas lại phải hoãn hoạt động tìm kiếm do mưa to và gió lớn hoành hành trên biển Java.

“Các thợ lặn đã xuống dưới đáy biển nhưng ở đó quá tối và các dòng hải lưu thổi mạnh, do đó phải trở lên mặt nước. Chúng tôi sẽ triển khai một thiết bị điều khiển từ xa để tiếp tục tìm kiếm” - ông Soelistyo khẳng định. BMKG dự báo thời tiết trên biển Java sẽ dịu đi trong hai ngày tới và sẽ có diễn biến tốt.

Trung tá không quân Indonesia Johnson Supriadi cho biết các đội cứu hộ sẽ chia sẻ sức lực cho ba nhiệm vụ là vớt các th‌i th‌ể hành khách, xác định vị trí thân máy bay và tìm kiếm hai chiếc hộp đen. Nhiều khả năng thân máy bay đang nằm ở độ sâu 30m.

Các chuyên gia khẳng định ở độ sâu này việc tìm kiếm sẽ không gặp khó khăn khi trời quang mây tạnh trên biển Java.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật