Chuyên gia Mỹ: Máy bay AirAsia gặp nạn vì có kẻ gài bom?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hy vọng mong manh tan vỡ và nước mắt đã rơi sau khi hình ảnh về những th‌i th‌ể và những mảnh vỡ máy bay trôi nổi trên mặt nước ở biển Java được chiếu trên truyền hình. Viễn cảnh một vụ nổ bom nhỏ khiến máy bay AirAsia (chuyến bay QZ8501) rơi xuống biển Java là một giả thuyết hàng đầu để lý giải vụ rơi máy bay này.
Chuyên gia Mỹ: Máy bay AirAsia gặp nạn vì có kẻ gài bom?
Lực lượng tìm kiếm máy bay mất tích.

Chiều 30-12, khi cuộc tìm kiếm máy bay QZ8501 AirAsia bước sang ngày thứ 3, giới chức Indonesia xác nhận tìm thấy các mảnh vỡ và th‌i th‌ể của máy bay xấu số tại vùng biển Java.

Chuyên gia hàng không John Nance, cựu phi công Không quân Mỹ-nhà tư vấn của hãng tin ABC News (Mỹ), cho biết một quả bom nhỏ có thể đã phát nổ bên trong máy bay, lý giải vì sao chiếc Airbus A320-200 chở 162 người biến mất khỏi màn hình radar và không hề gửi tín hiệu cầu cứu nào trước khi rơi xuống biển Java vào ngày 28.12.

“Có thể một ai đó không đủ sức để làm nổ tung cả chiếc máy bay thành trăm mảnh trên không trung, nhưng một ai đó có thể gài bom làm nổ tung hệ thống thủy lực trên máy bay để hủy hoại chiếc máy bay. Hệ thống thủy lực là hệ thống kỹ thuật rất quan trọng của máy bay, tác động trực tiếp đến rất nhiều bộ phận khác”, ông Nance nhận định.

Máy bay AirAsia được cho vẫn còn nhiều phần nguyên vẹn bởi vì các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ phát hiện “bóng” nghi là xác máy bay dưới đáy biển nhờ vào vùng nước nông ở biển Java.Một cách lý giải khác, máy bay AirAsia QZ8501 gặp thảm họa tương tự như vụ rơi máy bay của hãng Air France (Pháp) hồi năm 2009.

Máy bay Airbus A330-203 của Air France, chuyến bay 447, đang từ Rio de Janeiro của Brazil đến thủ đô Paris của Pháp thì rơi xuống Đại Tây Dương, khiến tất cả 228 người trên máy bay thiệt mạng.Trong vụ Air France, nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do những công cụ đo tốc độ bay được gọi là ống Pitot bị đóng băng, khiến phi công tưởng rằng họ đang bay ở vận tốc nhanh hơn vận tốc thật sự, nên bay không đủ vận tốc dẫn đến máy bay chúi mũi, đâm xuống Đại Tây Dương, theo ông Nance.

Một th‌i th‌ể nạn nhân trên máy bay AirAsia được đưa về đất liền - Ảnh: Reuters

Ông Nance nói ông tin rằng có khả năng máy bay AirAsia cũng bị chúi mũi, nhưng tình nghi là do tránh bão chứ không phải ống Pitot gặp sự cố.phi công AirAsia lẽ ra đã có thể nâng độ cao máy bay để tránh bị chúi mũi và tránh bão nhưng đài kiểm soát không lưu dưới mặt đất đã từ chối yêu cầu bay cao hơn của phi công dẫn đến thảm họa, ông Nance nói.

Ngoài ra, còn có một giả thuyết khác là phi công lái máy bay t‌ּự sá‌ּt, theo ông Nance. Công tác tìm kiếm mảnh vỡ và th‌i th‌ể nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 bị cản trở bởi thời tiết xấu vào ngày 31.12, theo AFP.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật