Tổng thống Ukraine: chấm dứt xung đột miền Đông bằng giải pháp hòa bình

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày hôm qua, Tổng thống Ukraine Poroshenko cam kết tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra tại miền Đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine: chấm dứt xung đột miền Đông bằng giải pháp hòa bình
Ông Poroshenko (ảnh: daryo)

Tổng thống Ukraine Poroshenko khẳng định không có giải pháp quân sự nào có thể giúp giải quyết xung đột, nhấn mạnh hòa bình tại khu vực miền Đông Ukraine nên được thiết lập thông qua các cuộc đàm phán và chính quyền Kiev sẵn sàng tổ chức các cuộc thảo luận về vấn đề này với các bên.

Ngoài ra ông Poroshenko cho biết ông sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 15/1 tới tại thủ đô Astana của Kazakhstan, nhằm thảo luận về các giải pháp hướng tới giải quyết cuộc xung đột bùng phát kể từ hồi tháng 4 vừa qua, đã khiến hơn 4.700 người thiệt mạng, khoảng 10.000 người bị thương.

Những tuyên bố nói trên đã được ông Poroshenko đưa ra ngay sau khi diễn ra cuộc giao tranh khốc liệt tại sân bay của thành phố Donetsk khiến ít nhất 3 binh sĩ chính phủ và 14 thành viên của lực lượng đối lập thiệt mạng. Trước đó, tình trạng B.L đã giảm đáng kể tại khu vực miền Đông Ukraine kể từ khi lệnh ngừng bắn được thực thi hôm 5/9 vừa qua.

Nhân dịp này, Tổng thống Poroshenko cũng nhấn mạnh, chính quyền Kiev sẽ thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn này nhằm hướng tới sự ổn định lâu dài cho khu vực miền Đông Ukraine.

Cũng trong ngày hôm qua, ông Poroshenko đã ký thành luật dự luật từ bỏ quy chế không liên kết của Ukraine, mở đường cho chính quyền Kiev nỗ lực trở thành thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Poroshenko cho biết, để tăng cường khả năng an ninh và quốc phòng của Ukraine, Kiev cũng sẽ tiến hành cải cách sâu rộng đối với lực lượng vũ trang nước này nhằm đưa đất nước Ukraine tiến tới gần hơn với các tiêu chuẩn của NATO.

Ông Poroshenko nói: “Các tiêu chuẩn này 99% giống như được yêu cầu trong chiến lược Châu Âu 2020. Ukraine sẽ phát động một loạt các cải cách phù hợp, và dự kiến sẽ hoàn tất điều này trong 5 tới 6 năm. Người dân Ukraine sẽ được quyết định liệu nước này có gia nhập NATO hay không”.

Tuần trước, Quốc hội Ukraine đã bãi bỏ quy chế không liên kết của nước này, dự luật vốn cho phép Kiev có thể hội nhập vào không gian chính trị, kinh tế và luật pháp của châu Âu để trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Mặc dù Ukraine ít có khả năng trở thành thành viên NATO trong ngắn hạn, song Nga coi đây là động thái thiếu thiện chí đối với Moscow. Bộ Ngoại giao Nga thậm chí còn lên tiếng chỉ trích rằng động thái này là phản tác dụng, chỉ gây thêm sự đối đầu và tạo ảo tưởng rằng việc Ukraine thông qua những dự luật như vậy có thể giải quyết cuộc khủng hoảng sâu sắc trong nước.

Cho đến nay, các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine vẫn lâm vào bế tắc và không có bất kỳ tiến triển đột phá nào

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật