Mỹ giúp Ukraine xây dựng lò phản ứng hạt nhân, Nga lo ngại

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rose Gottemoeller, trợ lý liên bang (Mỹ) phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, Jeffrey Payette, Đại sứ Mỹ tại Ukraine và Sergey Kislitsa .
Mỹ giúp Ukraine xây dựng lò phản ứng hạt nhân, Nga lo ngại
Thủ tướng Ukraine ao ước có hạt nhân để tự vệ

Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine vừa cùng có mặt tại Kharkiv để chứng kiến sự hình thành của trung tâm phát triển với các lò phản ứng hạt nhân.

viện Vật lý và Công nghệ Kharkov của Ukraine đã hoàn thành việc xây dựng một cơ sở nghiên cứu và chế tạo hạt nhân gọi là Neutron Source dưới sự giúp đỡ của người Mỹ. Chính quyền khu vực Kharkiv hôm 6.12 cho biết dự án đã được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận với Mỹ.

Thỏa thuận được ký tại Washington vào 4. 2010 đã ghi rõ Mỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Ukraine trong dự án hạt nhân. Đóng góp tài chính của Mỹ cho dự án lên tới hơn hơn 70 triệu USD.

Các lò phản ứng hạt nhân này bắt đầu hoạt động tháng 3.2015. Theo thông báo, chúng sẽ được sử dụng cho nghiên cứu và sản xuất các chất đồng vị dùng trong y tế và công nghiệp.

Chính quyền Kharkiv nói các cơ sở dự kiến sẽ cung cấp cho Ukraine các triển vọng và khả năng sản xuất các đồng vị, chủ yếu dùng trong y tế mà cụ thể là, việc chẩn đoán và điều trị các dạng ung thư khác nhau.

Đại diện của Mỹ, bà Gottemoeller nói Neutron Source là "một thành công lớn trong cuộc đấu tranh cho sự không phổ biến vũ khí hạt nhân".

"Ukraine đã quyết định loại bỏ uranium làm giàu của mình để đảm bảo rằng chúng không rơi vào tay bọn khủ‌ng b‌ố. Mỹ đã cam kết sẽ giúp Ukraine loại bỏ uranium làm giàu và đã tài trợ cho việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu hạt nhân Neutron Source", bà khẳng định.

Tuy nhiên, việc Ukraine để Mỹ tiếp xúc với những thứ được coi là tuyệt mật quốc gia khiến Nga lo lắng. Điều Nga e ngại là Ukraine có thể được Mỹ chia xẻ các bí quyết nguy hiểm liên quan đến hạt nhân.

Ukraine từng là “vựa hạt nhân” của Liên Xô trước đây. Hồi đầu thập niên 90, Anh, Mỹ và Nga đã ký cam kết phi vũ khí hạt nhân tại Ukraine. Ba nước đảm bảo an ninh cho Ukraine và đổi lại Ukraine phải từ bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân.

Gần đây chính quyền thủ tướng ars‌eniy Yatsenyuk nói rằng Nga đã vi phạm cam kết hơn 20 năm trước nên dọa sẽ phát triển lại vũ khí hạt nhân để tự vệ. Phía Mỹ không có bình luận nào về ý kiến của ông ars‌eniy Yatsenyuk.

Hiện hạt nhân vẫn là nguồn năng lượng chiến lược của Ukraine và vai trò của nó ngày càng lớn trong hoàn cảnh Ukraine thiếu điện và than. Ukraine đang sở hữu các nhà máy điện hạt nhân  có công suất hàng đầu thế giới Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhskaya với công suất 5.700 megawatt,  lớn nhất châu Âu và lớn hàng thứ năm  thế giới, còn thành phố Zaporozhskaya lớn hàng thứ sáu Ukraine.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật