Đại án Huyền Như: Sai phạm liệu có đòi được tiền?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Xuất hiện tình tiết mới trong phiên tòa phúc thẩm đại án Huyền Như, khi bị cáo Trần Thanh Thanh khai rằng việc giải quyết hồ sơ thế chấp sổ tiết kiệm, giúp Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền của khách hàng là do chỉ đạo của lãnh đạo Vietinbank.
Đại án Huyền Như: Sai phạm liệu có đòi được tiền?
Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh Việt Văn (Tiền Phong)

Xuất hiện tình tiết mới trong phiên tòa phúc thẩm đại án Huyền Như, khi bị cáo Trần Thanh Thanh khai rằng việc giải quyết hồ sơ thế chấp sổ tiết kiệm, giúp Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền của khách hàng là do chỉ đạo của lãnh đạo Vietinbank.

Điều không bình thường

Theo bị cáo Trần Thanh Thanh (nguyên Trưởng phòng Giao dịch Vietinbank Điện Biên Phủ), vì cần tất toán một số tiền để chiếm đoạt, Huyền Như đã gọi diện cho lãnh đạo Vietinbank TP.HCM và đề nghị ban giám đốc chỉ đạo cho Trần Thanh Thanh tất toán các hồ sơ cho vay trên.

Theo đó, ngày 17/9/2011, Thanh được Huỳnh Thị Huyền Như đề nghị giải quyết cho Phạm Công Hoàng là khách hàng của Như vay 25 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là 5 thẻ tiết kiệm trị giá 26 tỉ đồng mang tên Phạm Công Hoàng gửi tiền tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM, hiện ông Hoàng không có mặt do đang bận công việc, đề nghị giải quyết cho vay rồi sẽ bổ sung hồ sơ sau.

Trần Thanh Thanh đã chỉ đạo lập 6 hồ sơ tín dụng cho vay tổng cộng 25 tỉ đồng, giải ngân theo yêu cầu của Như để Như chiếm đoạt được 25 tỉ đồng.

Nếu lời khai này là đúng thì liệu trách nhiệm của Vietinbank có thay đổi? Ngân hàng này có bị kết luận phải “đền” cho những cá nhân, đơn vị bị Huyền Như lừa? Chẳng hạn, ACB đã bị Huyền Như lừa đảo và chiếm đoạt 718 tỷ đồng, Navibank (nay là Ngân hàng Quốc dân) bị lừa đảo và chiếm đoạt 200 tỷ đồng, hay công ty SBBS bị lừa đảo và chiếm đoạt 225 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong những tình tiết diễn ra tại phiên tòa phúc thẩm cho thấy, hầu hết những khoản tiền gửi cho Huyền Như đều có dấu hiệu của sai phạm khi ủy thác cho cá nhân hoặc “sân sau” của mình để gửi tiền ăn chênh lệch. 

Ví như với ACB, họ ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền để hưởng lãi suất cao và mức chênh lệch ngoài hợp đồng là 3,5 – 5,5%. Đại diện viện kiểm soát cho rằng đây là điều không bình thường. 

“Chủ động” sa bẫy?

Đại diện viện Kiểm sát thẩm vấn đại diện ACB: Giấy phép NHNN cấp cho ACB có cho phép ACB ủy thác gửi tiền không? Vì theo khoản 1 Luật TCTD quy định phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng? 

Đáp: Theo tôi nhớ thì hình như không có. 

Hỏi: Luật TCTD đã nói rõ TCTD không được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác hoạt động ghi trong giấy phép. Vậy ACB có giấy phép riêng nào về việc ủy thác gửi tiền không? 

Đáp: Không. 

Đại diện ACB cũng cho biết vào thời điểm ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền thì Thông tư 02 về trần lãi suất đã có hiệu lực và ACB có biết. Đại diện này cũng thừa nhận ACB với tư cách là TCTD thì phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ Thông tư 02. 

Tương tự với Ngân hàng Quốc dân, trước câu hỏi của đại diện viện Kiểm sát, đại diện này thừa nhận: Mục đích để nhân viên dùng số tiền này gửi tại VietinBank. 

Đại diện Ngân hàng Quốc dân thừa nhận  lý do Navibank ký các hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền là để nhân viên này gửi tiền tại VietinBank, và im lặng trước câu hỏi của đại diện viện kiểm sát rằng đây là chủ trương của ai?

Huyền Như đã giăng bẫy bằng mồi nhử lãi suất; song có nhiều dấu hiệu cho thấy Huyền Như sẽ không thể thành công nếu các con mồi cũng không “chủ động” sa bẫy. Sự “chủ động” sa bẫy được thể hiện bằng chủ trương, nghị quyết, văn bản, hợp đồng… từ các đơn vị, cá nhân ủy thác và được ủy thác nhận tiền rồi đi gửi cho Huyền Như.

Ít nhất thì sau một tuần xét xử, có một căn nguyên vụ án đã được HĐXX nêu rõ: Lãi suất ngoài - tiền lại quả và cố tình vi phạm quy định của Nhà nước về lãi suất.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5095
  1. Bốn công ty không muốn Huyền Như bồi thường gần 900 tỷ đồng
  2. 5 bị hại kháng cáo ‘đòi’ tiền Vietinbank, Huyền Như lại hầu tòa
  3. Xét xử đại án Huyền Như: Lật tẩy thủ đoạn của “siêu lừa”
  4. Bị hại đòi VietinBank bồi thường
  5. 4.000 tỷ đồng bị Huyền Như chiếm đoạt đang ở đâu?
  6. Những bóng hồng đại gia ‘dính’ án vụ siêu lừa Huyền Như
  7. Tài sản khủng của siêu lừa Huyền Như đang bị kê biên gồm những gì?
  8. Huyền Như kháng cáo xin trả nhà trị giá 43 tỷ
  9. Siêu lừa Huyền Như lại... xin thêm nhà
  10. Kiểm toán không phát hiện vụ ‘siêu lừa’ Huyền Như vì tinh vi
  11. Chiêm ngưỡng biệt thự 43 tỉ của siêu lừa Huyền Như
  12. Mẹ Huyền Như thuê 2 luật sư đòi lại biệt thự 43 tỷ
  13. “Siêu lừa” Huyền Như kháng cáo xin lại căn nhà cho mẹ và con
  14. Vụ Huyền Như: Kháng nghị tăng mức án 2 bị cáo
  15. Những phận nghèo mang án vì ‘siêu lừa’ Huyền Như
  16. Chân dung nữ đại gia nghìn tỷ trong vụ án Huyền Như
  17. Hàng loạt kháng cáo đòi Vietinbank có trách nhiệm vụ Huyền Như
  18. Nhiều bị cáo, nguyên đơn dân sự kháng cáo vụ án Huyền Như
  19. Ngân hàng ACB kháng cáo vụ ‘siêu lừa’ Huyền Như
  20. Huyền Như lĩnh án chung thân, bị buộc bồi thường 4.000 tỷ
  21. ‘Đại án’ Huyền Như: 4.000 tỷ, lòng tin và nước mắt
Video và Bài nổi bật