Nữ sinh sợ hãi vì bị sà‌ּm s‌ּỡ trên xe buýt

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi bị quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc, nữ sinh dường như bị hoảng loạn, không dám hét lên mà chỉ chờ xuống bến gần nhất để thoát thân.
Nữ sinh sợ hãi vì bị sà‌ּm s‌ּỡ trên xe buýt
lợi dụng sự đông đúc, chen lấn nhiều kẻ biế‌ּn thá‌ּi quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc trên xe buýt (Ảnh: TL)

lợi dụng sự đông đúc, chen lấn trên các phương tiện giao thông công cộng (đặc biệt là xe buýt nội đô), những kẻ “biế‌ּn thá‌ּi” sẵn sàng “giở trò” dù biết có thể không tránh được những cặp mắt của người khác. “Dê xồm” xe buýt thường hướng đến mục tiêu là nữ sinh. Con số 30% nữ sinh được điều tra khi đi xe buýt đã từng bị “sà‌ּm s‌ּỡ” đã nói lên tất cả.

“Sợ xe buýt đến già”

quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc trên xe buýt đang trở thành vấn nạn, đến mức việc phương tiện công cộng này đã trở thành  nỗi ám ảnh của nữ sinh.

Sự đông đúc, chen lấn là “cơ hội” cho những kẻ biế‌ּn thá‌ּi “hành sự”, thực hiện những hành vi dâ‌m đãng. Chúng quấ‌ּy rố‌ּi bằng nhiều “chiêu thức” khác nhau như: để lộ bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc, trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức, thậm chí còn có hành vi động chạm, s‌ּờ soạ‌ּng vào bộ phận nhạ‌y cả‌m của nữ giới… Vấn nạn này khiến cho phương tiện công cộng vốn được cho là an toàn trở thành nơi nguy hiểm, đáng sợ của nữ sinh.

Bùi Thu Dung (sinh viên năm 3 trường Đại học Lao động Xã hội) đã dùng đến hai từ “khiếp sợ” khi nói về xe buýt. Dung cho biết, không chỉ bị quấ‌ּy rố‌ּi một lần mà còn bị “làm phiền” tới hai ba lần, đến mức hoảng sợ phải từ bỏ xe buýt, chấp nhận đạp xe hàng chục cây số đến trường.

Dung kể: “Hôm đó mình đi xe buýt số 60 từ Cổ Nhuế đến trường. Xe buýt đông nghịt người, mình bị xô đẩy xuống cuối xe, lọt thỏm giữa một đám đàn ông, trẻ có, già có. Xe buýt đông, việc động chạm là không tránh khỏi, mình cũng hết sức thông cảm, cố gắng chịu đựng cho đến trường. Nhưng lúc sau tự nhiên mình thấy có vật gì đó cọ mạnh vào hông, quay lại thì thấy người đàn ông đứng ép đằng sau nhìn mình chằm chằm. Quá hoảng sợ, mình tìm mọi cách chen ra cửa bấm nút xuống xe”.

Dung cho biết, sau lần đó còn bị “quấ‌ּy rố‌ּi” nhiều lần nữa. Nhưng trong tất cả những lần đó cô bạn đều im lặng, một mình xoay sở tìm cách thoát thân.

Mặc dù không gây ra đau đớn hay ảnh hưởng về mặt c‌ơ th‌ể nhưng quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc lại khiến các nữ sinh bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí nó còn trở thành  nỗi ám ảnh khiến các nạn nhân luôn trong trạng thái mất tự tin, cảm thấy không an toàn khi đi lại.

Bạn Trần Thương (sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội) đã bị ám ảnh suốt thời gian dài sau một lần là nạn nhân bị quấ‌ּy rố‌ּi trên xe buýt.

Thương kể: “Cho đến giờ, khi nghĩ lại mình vẫn chưa hết sốc. Hôm đó, xe buýt rất đông, lại chạy nhanh nên mình chỉ cố bám chặt chứ không để ý được xung quanh có những ai. Lát sau tự nhiên mình thấy có gì đó khá cứng phía sau hông, quay lại nhìn thì giật mình khi thấy người đàn ông sau lưng đang cầm “vật đó” dí sát vào mình. Mình gần như hoảng loạn, nhưng không dám hét lên, chỉ vội vàng chen ra ngoài rồi xuống xe. Suốt mấy ngày sau đó, mình bị cảnh tượng ấy đeo bám, đến mức muốn phát điên lên”.

Hành vi quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc không chỉ diễn ra trên những chuyến xe đông đúc mà ngay cả ở trạm chờ xe, giữa thanh thiên bạch nhật, những kẻ “biế‌ּn thá‌ּi” cũng thực hiện hành vi tìn‌ּh dụ‌ּc không bình thường. Không chỉ là các nữ sinh bị "làm phiền" mà một số nam sinh cũng gặp phải những tình huống bất ngờ khi di chuyển bằng xe buýt.

Không chỉ nữ sinh mà các nam sinh cũng là nạn nhân của vấn nạn này (Ảnh: TL)

Tình trạng quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc trên xe buýt diễn ra ngày càng nhiều, chiêu thức thực hiện ngày càng tinh vi và cùng với đó, độ táo tợn của hành vi cũng tăng lên khiến xe buýt trở thành nỗi khiếp sợ với nhiều nữ sinh.

Im lặng là tiếp tay cho kẻ xấu

Có một thực tế kỳ lạ là hầu hết nạn nhân bị quấ‌ּy rố‌ּi trên xe bus đều chọn cách im lặng, tự xoay sở tìm cách thoát thân chứ không la hét hay mạnh dạn tố cáo. Nguyên nhân chính là họ cảm thấy xấu hổ khi mình bị “sà‌ּm s‌ּỡ” ở nơi công cộng (?!).

Bạn Thu Dung cho biết: “Khi bị quấ‌ּy rố‌ּi mình chỉ thấy sợ hãi rồi ngượng ngùng. Chỉ mong sao nhanh chóng thoát khỏi chỗ đó mà không ai biết mình bị sà‌ּm s‌ּỡ”.

Bạn Trần Thương cũng có cùng ý kiến như vậy, dù vô cùng hoảng loạn khi biết mình bị quấ‌ּy rố‌ּi nhưng cũng chỉ lặng lẽ tìm cách bỏ trốn. Lý do cô bạn đưa ra là xấu hổ, sợ bị người xung quanh để ý đến mình hơn.

Trong suy nghĩ của hầu hết nữ sinh Việt, tìn‌ּh dụ‌ּc là vấn đề nhạ‌y cả‌m. Mọi thứ xung quanh nó đều cố gắng được giữ gìn một cách kín đáo nhất. Nên ngay cả khi là nạn nhân của những “kẻ biế‌ּn thá‌ּi” họ cũng sẵn sàng chịu đựng, một mình xoay sở tìm cách thoát thân chứ không tô cáo hay la hét, tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng chính sự im lặng đó lại khiến những kẻ quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc tiếp tục hành vi của mình.

Ở các trạm đợi xe đông đúc, hành vi quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc cũng diễn ra (Ảnh:TL)

Bạn Bùi Tuấn Anh (sinh viên trường ĐH Mỏ - Địa chất) bức xúc: “Tại sao các bạn nữ lại xấu hổ khi mình là nạn nhân. Kẻ phải xấu hổ là những kẻ “dê xồm” mới đúng. Mình nghĩ, các bạn nên tố cáo, để những người xung quanh cho thể giúp đỡ, kịp thời ngăn chặn hành vi đáng “xấu hổ” đó”.

Nhưng chính những người xung quanh cũng làm ngơ trước hành vi của kẻ xấu. Theo kết quả khảo sát do Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam, có tới 20% người chứng kiến hành vi quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc không có hành động gì.

Bác Đ. (phụ xe buýt trên địa bàn Vĩnh Phúc) cho biết: “Thi thoảng trên xe cũng có người chọc ghẹo phụ nữ, nạn nhân phản ứng yếu ớt, những người xung quanh không nói gì, còn chúng tôi cũng chỉ có thể nhắc nhở họ chấm dứt hành vi chứ không thể đuổi họ xuống xe”.

Chính sự thờ ơ của những người chứng kiến đã một phần tiếp tay cho đối tượng có hành vi xấu. Đặc biệt hơn, điều này làm các nạn nhân cảm thấy bị tổn thương, sợ hãi, rối loạn tâm lý và nếu không may mắn có lần sau thì họ thà im lặng chứ không kêu gào để rồi vẫn một mình xoay sở.

“Im lặng là vàng”, nhưng trong một số trường hợp, im lặng là tiếp tay cho kẻ xấu. Cả nạn nhân và những người chứng kiến hành vi quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc đều phải can đảm tố cáo để bảo vệ mình và trả lại sự an toàn, tin cậy cho phương tiện công cộng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật