Những đứa trẻ ‘vô hình’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rất nhiều đứa con của những người sử dụng m‌a tú‌y bơ vơ giữa cuộc đời, cần vòng tay yêu thương của mọi người.
Những đứa trẻ ‘vô hình’
Tình nguyện viên Nguyễn Thị Sơn Ca đang trò chuyện với bé Nguyễn Tăng Văn Công. Ảnh: TRẦN NGỌC

Những đứa trẻ là con của người sử dụng m‌a tú‌y, mạ‌ּi dâ‌ּm vì nhiều lý do khác nhau chúng bị bỏ rơi, không người chăm sóc, nuôi dưỡng. Dù hiện diện trên cõi đời nhưng các em chẳng khác người “vô hình”. Từ tháng 4-2014, một dự án mang tên Những đứa trẻ “vô hình” do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) triển khai đã dang rộng vòng tay bảo bọc, che chở cho các em. Đến nay đã có khoảng 30 trường hợp trẻ được làm giấy khai sinh, nhập hộ khẩu, đến trường… để hòa nhập cuộc sống mới.

Thấy thằng nhỏ bơ vơ nên đem về nuôi

Mất hơn 20 phút len lỏi trong những con hẻm ngoằn ngoèo, chúng tôi mới tìm được căn nhà có tới bốn cái “xuyệt” 148/12/50/15/8 Tôn Đản (phường 8, quận 4, TP.HCM), nơi em Nguyễn Tăng Văn Công (tám tuổi) đang ở. Tiếp chúng tôi là người phụ nữ ngoài 40 tuổi, tự nhận là dì của Công.

Người dì dắt ra một đứa trẻ ốm yếu, rụt rè, mặt luôn cúi xuống, không biết thưa gửi. “Tính nó vậy đó, gặp ai cũng sợ” - người dì giới thiệu cậu bé Công như thế.

Người dì kể: Mẹ Công sống bụi, nghiện ngập. Công sinh ra không có cha. Năm Công được ba tuổi, mẹ mang bệnh tật mất. Công sống với bà ngoại cũng lang thang không nhà cửa, lượm ve chai kiếm sống. Một đêm trời mưa gió, bà ngoại mất bên đường vì cảm lạnh. Lúc đó thằng Công chưa được năm tuổi. “Tôi là dì họ hàng xa, thấy thằng nhỏ bơ vơ nên mang về nuôi. Căn nhà chật hẹp này tôi thuê ở tạm. Tôi cũng nghèo, lại đông con nên không lo gì được cho nó…” - người dì nói.

Không giấy khai sinh, không hộ khẩu nên dù đã tám tuổi Công vẫn chưa được đến trường. Chúng tôi quan sát Công. Nét mặt không biểu lộ cảm xúc. Có lẽ em còn quá nhỏ để cảm nhận về sự mất mát lớn nhất khi không có cả cha lẫn mẹ trên đời. Khi hỏi em ước điều gì, Công nói: “Con ước ao được đi học như các bạn…”. Giọng Công nói ngập ngừng. Có lẽ em không tin có một ngày điều ước mơ đơn giản kia sẽ đến với em.

Khi con ra đời đã không có ba

Ngày hôm sau, chúng tôi quay lại quận 4 tìm một bé gái tên Hoa, nhà ở trên đường Đoàn Văn Bơ thuộc phường 14. Em cũng là trẻ bị bỏ rơi do cha mẹ nghiện ngập, hiện sống nhờ ông ngoại.

Ở tuổi 11, Hoa ít nhiều biết được câu chuyện đời mình. Em kể: “Khi con ra đời đã không có ba. Mẹ con nói ba con bị đưa đi cai nghiện. Khi con được năm tuổi đến lượt mẹ con phải vào trại tạm giam vì sử dụng m‌a tú‌y. Con không có ai nuôi phải về sống nhà ông ngoại cùng các dì dượng, cậu mợ. Sau đó mẹ con ra tù nhưng có chồng khác nên không sống với con nữa...”.

“Con có gặp ba mẹ không?” - chúng tôi hỏi. “Thỉnh thoảng mẹ có về thăm, cho ít tiền rồi đi. Còn ba thì không. Con cũng không dám gặp vì sợ ba lên cơn say thuốc thường đánh đập con” - Hoa nói.

Hoa được đến trường nhưng chỉ trong một thời gian ngắn vì hoàn cảnh khó khăn. Hiện em vẫn chưa thuộc hết mặt chữ, đánh vần không trôi chảy.

Căn nhà ông ngoại nhỏ xíu nhưng chứa cả một đại gia đình các dì dượng, cậu mợ và con cháu. Người lớn bận rộn mưu sinh, hầu như họ không quan tâm đến con cái của họ chứ chưa nói đến Hoa. Hằng ngày Hoa phụ dì bán phở từ 3 giờ chiều hôm trước tới 3 giờ sáng hôm sau. Thời gian còn lại em làm việc nhà trong tiếng chì chiết, mắng mỏ của người lớn. Chúng tôi hỏi em mong ước điều gì. “Con chỉ mong được một lần ba chở đi chơi và mua cho con búp bê” - Hoa nói. Điều ước đó quá đỗi bình thường đối với nhiều trẻ em nhưng với Hoa sao quá xa vời!

Những vòng tay tìm đến

Tình nguyện viên Nguyễn Thị Sơn Ca (sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) nhớ lại: “Tháng 8-2014, sau nhiều lần tiếp cận em Công tôi tìm đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước TP.HCM (Sở Tư pháp TP.HCM) để nhờ tư vấn làm khai sinh, hộ khẩu cho em. Trung tâm hướng dẫn tôi tìm, ghi chép càng nhiều thông tin về những người họ hàng của Công càng tốt, đồng thời tìm hai người nắm rõ hoàn cảnh của Công để làm chứng”.

Sau nhiều lần tìm kiếm, giải thích, tình nguyện viên Sơn Ca cũng thu thập được thông tin cá nhân (số CMND, hộ khẩu, nơi ở…) của người dì đang nuôi Công và hai người làm chứng. Sơn Ca chụp ảnh Công để hoàn tất hồ sơ. Mới đây, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước TP.HCM đã mời người dì và hai người làm chứng đến để xác nhận thông tin. Hiện trung tâm đang hoàn thiện những bước tiếp theo để cấp giấy khai sinh và hộ khẩu cho Công.

Về trường hợp em Hoa, tình nguyện viên Trần Thị Thanh (sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM) kể: “Tháng 10-2014, tôi liên hệ xin em vào học lớp 1 tại Trường Vừa học vừa làm 1-6 (quận 4). Bước đầu Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng đã đóng tiền mua đồng phục, sách vở, sổ liên lạc… cho em. Được cắp cặp tới trường Hoa rất thích và luôn được cô giáo khen”.

Từ nhà tới trường hơn hai cây số. Có hôm trời mưa Hoa về nhà ướt như chuột lột. Hỏi sao không đụt mưa, Hoa nói về nhà để còn chuẩn bị giúp dì mua bán. Vậy là tình nguyện viên Trần Thị Thanh vận động một mạnh thường quân hỗ trợ 1,5 triệu đồng mua xe đạp cho em. Hôm nhận xe đạp, Hoa cười tít mắt.

Dự án Những đứa trẻ “vô hình” được thực hiện tại TP.HCM từ tháng 4-2014, dành cho trẻ 5-15 tuổi. Mục đích của dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường phát triển cho trẻ là con của những người sử dụng m‌a tú‌y, B.hoa, tù nhân... Những trẻ “vô hình” sẽ được Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng hỗ trợ pháp lý (làm giấy khai sinh, hộ khẩu…), hỗ trợ tài chính (học phí, tập vở, áo quần, xe đạp…), hỗ trợ tâm lý… Đến nay có gần 30 trẻ được hỗ trợ. Con số này còn khá khiêm tốn so với rất nhiều trẻ có nhu cầu cần được trợ giúp.

Bà NGUYỄN TUYẾT TRINH, phụ trách dự án Những đứa trẻ “vô hình” tại TP.HCM

Trường hợp bé Nguyễn Tăng Văn Công, chúng tôi đã thụ lý hồ sơ. Hiện đang xác minh thêm một số thông tin chưa rõ liên quan đến bà ngoại và mẹ của bé Công. Trung tâm cũng đã đăng báo để tìm người thân bé Công. Nếu không ai đến nhận, chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo như trích lục giấy chứng sinh, liên hệ UBND phường nơi bé Công cư trú để đăng ký khai sinh...

Ông HUỲNH TẤN ĐẠT, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúppháp lý nhà nước TP.HCM

Trường Vừa học vừa làm 1-6 nhận em Hoa vào học lớp 1 từ tháng 10-2014. Khi mới vào trường, Hoa rất ngỗ nghịch, chửi thề, đánh nhau với bạn, không nhận biết chính xác 24 chữ cái. Sau thời gian được dạy dỗ, uốn nắn, giờ Hoa đã tiến bộ nhiều, biết nghe lời thầy cô, hòa đồng với bạn bè. Điều vui nhất là Hoa đọc đúng 24 chữ cái, có thể ghép vần.

PHẠM THỊ NHIỀUgiáo viên Trường Vừa học 
vừa làm 1-6

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật