Đô đốc hải quân Mỹ tuyên bố: Triều Tiên có một lãnh đạo nhẫn tâm

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đô đốc hải quân Mỹ Harry B. Harris Jr nói:Triều Tiên có một lãnh đạo nhẫn tâm, và CHDCND Triều Tiên là nỗi đe dọa lớn nhất cho an ninh châu Á, theo báo The Wall Street Journal (WSJ) hôm 18.12.
Đô đốc hải quân Mỹ tuyên bố: Triều Tiên có một lãnh đạo nhẫn tâm
Đô đốc Harris sắp làm chỉ huy PACOM

Đô đốc Harris hiện là chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, gần đây được xác nhận là người Mỹ gốc Á đầu tiên làm chỉ huy kế tiếp của Bộ chỉ huy quân Mỹ ở Thái Bình Dương (PACOM) nói với tờ WSJ:

“Triều Tiên là nỗi đe dọa lớn nhất cho an ninh châu Á. Triều Tiên có một lãnh đạo nhẫn tâm, không thể lường trước và đang tìm kiếm vũ khí hạt nhân cùng mục tiêu phóng chúng đến nhiều châu lục.

Điều đó khiến mọi người đều phải tỉnh thức vào ban đêm, và khiến tôi tỉnh thức vào ban đêm”. Ngày 2.12, khi điều trần trước tiểu ban vũ khí thuộc Thượng viện Mỹ, đô đốc Harris cũng nói:

Triều Tiên là nỗi đe dọa nguy hiểm nhất cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là “một người cơ hội, không thể lường trước và nhẫn tâm”.

Ông còn nhấn mạnh: Kim Jong-un muốn tranh thủ sự hiện diện mỏng của Mỹ tại khu vực, nếu như chính phủ Mỹ lại cạn ngân sách vào năm 2016, buộc hải quân Mỹ phải giảm số tàu sân bay.

Lãnh đạo Kim Jong-un nhẫn tâm, theo đô đốc Harris
Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc

Đô đốc Harris cũng nói vài năm qua, Trung Quốc (TQ) tăng cường gây căng thẳng trên Biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực tìm nhờ Mỹ làm đồng minh an ninh cho họ.

Trả lời phỏng vấn của tờ WSJ, ông nói: “Tôi nghĩ các hành động của TQ đang khiến vài nước trong khu vực này tìm Mỹ làm đối tác an ninh chọn lọc cho họ, chứ không phải TQ”.

Đô đốc hải quân Mỹ Harris

Ông sẽ không đổi chiến lược của tiền nhiệm, tức sẽ vẫn tìm mối quan hệ quân sự mạnh hơn với TQ cùng các nước khác trong khu vực, dù đang có những tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Ông nói chiến thuật của ông “sẽ không khác hoàn toàn với đô đốc Samuel Locklear. Tôi hoàn toàn ủng hộ những gì ông ấy đang làm, và tôi không nghĩ quý vị sẽ thấy bất kỳ sự thay đổi nào”.

Ông còn nói sự ổn định và có thể dự báo trước mọi điều trong khu tranh chấp là những quan tâm hàng đầu của Mỹ.

Washington cũng tìm kiếm mối quan hệ mạnh với các nước trong khu vực độc lập với TQ.

Trong năm nay, đô đốc Harris đã có 19 chuyến thăm các nước vùng Thái Bình Dương, và ông đề cao những giá trị của các nỗ lực lập quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Trong khi căng thẳng trong khu vực hạ nhiệt vài tháng qua, quan hệ Việt-Trung gãy hồi đầu năm nay, sau khi TQ đưa giàn khoan Haiyang Shizou 981 vào vùng biển mà hai bên đều tranh chủ quyền, theo WSJ.

Cuộc khủng hoảng này đã khiến Washington chỉ trích những hành vi của Bắc Kinh.

Cuối năm 2013, TQ cũng tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông, buộc các máy bay phải báo trước kế hoạch bay, và tiếp tục tuyên đòi chủ quyền đất, xây dựng các công trình trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đô đốc Harris nói việc lập ADIZ của TQ “không là hành xử của một nước lớn”, và ông hoan nghênh việc Philippines kiện việc TQ đòi chủ quyền Biển Đông ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Nhưng ông nhấn mạnh: Mỹ muốn quan hệ quân sự với TQ là một trong những thiện chí hợp tác:

“Đấy không phải là Mỹ chống TQ. Mà là chuyện chúng tôi cùng TQ và các nước khác làm việc với nhau để cải thiện sự ổn định và thịnh vượng cho toàn khu vực”.

Tại cuộc điều trần ngày 2.12, ông nói việc quân đội TQ nhanh chóng hiện đại hóa, sự bất an về việc họ sẽ sử dụng khả năng quân sự này thế nào, cùng các hành vi khiêu khích khu vực của TQ là “thách thức kéo dài nhất của chúng ta”.

Ông nói: “Tôi nhận định một TQ mạnh mẽ và một quân đội mạnh ở TQ không phải là điều xấu. Và chúng ta chào đón sự trỗi dậy của một TQ mạnh mẽ tham gia vào diễn đàn quốc tế”.

Đô đốc Harris nói: trong khi ông quan ngại hành vi khiêu khích trên biển Hoa Đông và Biển Đông của TQ, ông cũng muốn công nhận và hoan nghênh các nỗ lực của TQ ở những lĩnh vực khác:

TQ hỗ trợ giải giáp vũ khí hóa học ở Syria, nỗ lực chống hải tặc ở vùng Mũi sừng châu Phi cùng vùng Vịnh Aden, tìm kiếm chiếc máy bay MH-370 mất tích, hỗ trợ dân Philippines sau cơn bão Haiyan 2013.

“Đó là những điểm tích cực”, theo đô đốc Harris,Ông cũng nói với các thượng nghị sĩ Mỹ, rằng nên trông cậy tầm quan trọng của Ấn Độ trong vấn đề an ninh khu vực, và Ấn là một bạn quan trọng của Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật