‘Gấu Nga’ kiên quyết không nhường ai ‘miếng bánh’ Bắc Cực

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc tranh đấu vì thềm lục địa Bắc Cực băng giá đang nóng lên từng ngày khi nước đầu tiên là Đan Mạch đã đệ đơn xin xác nhận chủ quyền.
‘Gấu Nga’ kiên quyết không nhường ai ‘miếng bánh’ Bắc Cực
Tàu phá băng Nga

Miếng băng khó chia

Ngày 15/12 vừa qua, Đan Mạch cùng lãnh thổ tự trị Greenland Home của quốc gia này đã đệ đơn lên Ủy ban đáy biển Liên Hợp Quốc xin đăng ký vùng ngoại Cực cách 200 hải lý là khu kinh tế của đất nước này. Theo hồ sơ yêu cầu của Đan Mạch, cả Cực Bắc cũng rơi vào giới hạn thềm lục địa của nước này.

Theo "Financial Times", Đan Mạch là quốc gia đầu tiên tuyên bố chủ quyền Bắc Cực, trước cả Nga và Canada. Trong khi đó, “miếng bánh Bắc Cực” không hề dễ chia khi cả Hoa Kỳ, Nga, Canada và Na Uy đều coi là nước mình có quyền sở hữu một phần của vùng đất lạnh lẽo này.

Các chuyên gia lo ngại rằng giai đoạn phát triển hòa bình Bắc Cực đã kết thúc, và trong tương lai sẽ chỉ gia tăng căng thẳng bởi vùng đất lạnh này chứa khoảng 13% dầu chưa phát hiện của thế giới và 30% lượng khí đốt chưa được khám phá.

Theo luật pháp quốc tế, Bắc Cực và các khu vực lân cận của Bắc Băng Dương không thuộc về bất cứ một quốc gia nào mà do Hội đồng Bắc Cực quản lý.

Tuy nhiên, năm quốc gia Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Hoa Kỳ có quyền đến 370 km (200 hải lý) vùng đặc quyền kinh tế từ các bờ biển của họ. Sau khi phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các nước thành viên được cấp một khoảng thời gian mười năm để thực hiện tuyên bố sẽ mở rộng giới hạn của thềm lục địa của nước này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegor, dữ liệu khoa học cho thấy rằng thềm lục địa của Greenland được kết nối trực tiếp với các cấu trúc ở dưới đáy Bắc Băng Dương, điều đó cho phép nước này xác định chủ quyền tới… 900.000 km2 về phía bắc của bờ biển Greenland.

Như vậy là Đan Mạch muốn tuyên bố chủ quyền đối với vùng Bắc Cực có diện tích lớn gấp 21 lần so với diện tích của bản thân đất nước họ. Lần đầu tiên trong thực tế cuộc tranh chấp vì lãnh thổ Bắc Cực, có một trong các nước nêu yêu cầu của mình với cả vùng Cực Bắc.

Trong khi đó, theo các thông tin bên lề, cả Nga, Canada và Na Uy tuyên bố sở hữu lãnh thổ Bắc Cực không trực tiếp sát gần cực Bắc. Nhưng người Đan Mạch dự định bao trọn cả khu vực này, trong khi đối với "nhóm ba" thì Cực là điểm cuối kỳ vọng của mỗi nước.

Trong năm 2015, Nga và Canada cũng sẽ đệ đơn lên Liên Hợp Quốc đòi chủ quyền khu vực giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên này. Vì vậy, theo FT, động thái đòi hỏi chủ quyền e là hơi thái quá của Copenhagen có thể ảnh hưởng đáng kể tới quan hệ với Moscow, Ottawa và Washington.

Mỹ quá nhiều điểm nóng, hụt hơi điểm lạnh

Chính quyền Tổng thống Barack Obama khẳng định Mỹ có những quyền lợi quan trọng về kinh tế và văn hóa ở Bắc Cực. Tuy nhiên, có vẻ như Washington đang tụt hậu trong cuộc đua quốc tế khẳng định quyền lợi ở Bắc Cực. Vì dồn sức quá nhiều vào các điểm nóng Trung Đông và châu Á, Washington dường như đã bỏ quên một mặt trận đang ấm lên rất nhanh này.

Rất nhiều quan chức, học giả Mỹ đang chỉ trích kịch liệt chính quyền của Tổng thống Obama về việc coi nhẹ tầm quan trọng và chậm chân trong cuộc chiến tranh giành Bắc Cực với người Nga khi cả năm tài khóa 2015, quốc hội Mỹ đã duyệt chi tới… 8 triệu USD để đóng tàu phá băng mới.

Mỗi con tàu với khả năng chịu va đập đặc biệt như thế tốn phí gần 1 tỉ USD!

Ngoài ra, phải chi 300 triệu USD trang bị các bộ phận mới con tàu có khả năng phá băng. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ than phiền họ không thể kham nổi chi phí đó, còn hải quân nước này lấy cớ rằng Lầu Năm Góc cắt giảm chi tiêu 70 tỉ USD trong 2 năm tới để thoái thác.

Các chuyên gia Mỹ đang cho rằng nước này cần sở hữu nhiều hơn nữa tàu phá băng - trợ thủ đắc lực trong công cuộc khai phá Bắc Cực. Hiện Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ có 2 chiếc đang hoạt động nhưng 1 chiếc đã gần… 40 tuổi và 1 chiếc… bị bỏ xó. Trong khi đó, Nga có 25 tàu phá băng, 6 chiếc trong số đó chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia USS New Hampshire của Mỹ trồi lên lớp băng trong mợt cuộc tập luyện ở vịnh Prudhoe, bang Alaska tại Bắc Cực

Thậm chí kênh Fox News còn trích dẫn tuyên bố của vị đại diện đặc biệt đầu tiên của Mỹ ở Bắc Cực, Đô đốc Robert Papp - cựu Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ - khẳng định Nga có hơn 40 tàu phá băng. Rõ ràng là người Nga đang dẫn đầu ở khu vực này khi thực hiện những chính sách cụ thể và hiệu quả.

Vì vậy, các chuyên gia Mỹ đã vạch ra kế hoạch cho chính phủ Mỹ là trong vòng 2 năm tới, mục tiêu chính của Mỹ là thuyết phục công chúng về tầm quan trọng của Bắc Cực đối với Hoa Kỳ. Theo đó, Nhà Trắng cần chi hàng tỉ USD cho các trang thiết bị mới ở Bắc Cực với các tàu phá băng hạng nặng.

Mỹ cần xúc tiến việc khai thác nguồn tài nguyên năng lượng ở Bắc Cực. Đối với Washington, phản ứng một cách hiệu quả nhất trước thực tế ảnh hưởng của Moscow ngày càng gia tăng ở Bắc Cực có thể là ngón đòn đánh mạnh vào ông Putin bởi Mỹ vừa làm giảm đi tầm ảnh hưởng của Nga về năng lượng vừa có thể bảo vệ tốt hơn lãnh thổ và tài nguyên của mình.

Nga quyết không để mất miếng bánh Bắc Cực

Đơn yêu cầu của Đan Mạch gửi Ủy ban Liên Hợp Quốc về phân định thềm lục địa mâu thuẫn với kỳ vọng Bắc Cực của Nga. Moscow xuất phát từ thực tế là sườn núi Lomonosov ngầm dưới nước chính là phần nối tiếp của lục địa Á-Âu. Đan Mạch thì khẳng định rằng sườn núi đó là phần mở rộng của Greenland - mà họ giữ chủ quyền.

Nga đã đăng ký mở rộng ranh giới thềm lục địa Bắc Cực, nghĩa là có quyền ưu tiên thăm dò và khai thác trong năm nay. Tuy nhiên, hồ sơ bị gác lại do chưa đủ thông tin. Moscow sửa soạn bổ sung nộp hồ sơ mới lên Ủy ban Liên Hợp Quốc vào mùa xuân năm 2015, bởi Nga rất cẩn trọng trong việc thu thập và lựa chọn bằng chứng cụ thể như vậy.

Ông Sergey Pryamikov, một chuyên viên về Bắc Cực cho biết: “Chúng tôi đang làm tất cả để hồ sơ đăng ký của ta được phê duyệt. Đối chiếu tương ứng với những nhận xét của Ủy ban Liên Hợp Quốc về ranh giới bên ngoài thềm lục địa, chúng tôi đã tiến hành đo vẽ, chụp ảnh trắc địa học, khảo sát địa chấn, tập hợp các mẫu đất và các loài giống khác trên đáy biển".

Tàu hàng Canada hải hành trên luồng đường ở Bắc Cực Ông Pryamikov còn khẳng định, các chuyên gia Nga không chỉ tiến hành làm tốt toàn bộ những gì Ủy ban đòi hỏi mà tất cả những gì có ích cho quyết định tích cực dành cho hồ sơ của Nga thì họ cũng đều đã làm đủ. Nga có mọi cơ hội để được quyền ưu tiên khám phá phần thềm lục địa đã tuyên bố.

Theo ý kiến của ông Victor Boyarsky Giám đốc viện Bảo tàng Bắc Cực và Nam Cực, hồ sơ của Nga có sự hỗ trợ bằng những cứ liệu khoa học rất nghiêm túc, thu được trong quá trình tiến hành những cuộc thám hiểm gần đây nhất ở Bắc Cực. Có tất cả cơ sở để tin rằng đơn đăng ký sẽ nhận được sự ủng hộ trong Liên Hợp Quốc.

Việc xem xét hồ sơ có thể mất đến 15 năm. Có thể xảy ra khả năng là các lập luận của mỗi nước đều được Ủy ban Liên Hợp Quốc thấy là hợp lý. Và khi đó họ phải cùng nhau giải quyết tranh chấp. Các chuyên viên loại trừ khả năng kịch bản quân sự, tuy nhiên mỗi quốc gia đều cố tăng cường hiện diện của quân đội nước mình tại Bắc Cực.

Ngay từ năm 2009, Canada đã lập những đơn vị hỗn hợp có chức năng tiến hành chiến dịch Bắc Cực. Trong cùng năm, Đan Mạch công bố về việc thành lập ban chỉ huy quân sự Bắc cực đặc biệt và lực lượng phản ứng nhanh. Hoa Kỳ chưa có đội quân Bắc cực dành riêng, nhưng ở Alaska đã triển khai khoảng 20.000 binh sĩ và cảnh vệ. Trong kế hoạch của Lầu Năm Góc có việc tạo lập căn cứ thường trú ở Bắc Cực và mở rộng lực lượng NMD ở vùng Cực.

Nga cũng đang chuẩn bị lá chắn để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ở Bắc Cực. Trong tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo đến cuối năm 2014, đội quân Nga sẽ bố trí trên khắp vùng Bắc Cực - từ Murmansk cho đến Chukotka. Tuyên bố này vang lên như là lời đáp lại tham vọng lãnh thổ của Canada và Hoa Kỳ ở vùng thềm lục địa Bắc Cực.

Lữ đoàn vùng Cực của Nga mang tên “Phương Bắc” đã chính thức hiện diện và trấn thủ ở Bắc Cực từ ngày 01 tháng 12 năm nay. Ngoài ra, Nga cũng đã hình thành Bộ Tư lệnh của các cụm quân mới trên các đảo phương Bắc. Trong hai năm tới, Nga sẽ tổ chức biên chế mới và bổ sung thêm các lữ đoàn để hành động cả ở vùng Ngoại Cực.

Quân đội Nga diễn tập ở Bắc Cực Trên đảo của khu vực Bắc Cực, bao gồm đảo Nova Zemlya, quần đảo Novosibirsk, đảo Wrangel, sừng Schmidt, Nga đã thành lập lực lượng tác chiến chiến lược liên hợp do tiếp nhận sự chỉ huy của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực.

Những đơn vị này triển khai làm nhiệm vụ vào tháng 10 năm 2014 và hiện đang hoàn thiện các cơ sở hạ tầng ở đây.

Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực có quyền lực khá lớn. Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, bộ tư lệnh mới thành lập tiếp nhận các lực lượng, tàu chiến từ Quân khu miền Tây, Trung tâm, miền Đông và miền Nam. Trong đó, một bộ phận lực lượng phòng không và không quân thuộc Hạm đội Biển Bắc của Quân khu miền Tây sẽ chịu sự quản lý của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực.

Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực sẽ còn thành lập 2 đơn vị tác chiến mặt đất nhằm vào đặc điểm địa mạo của Bắc Cực. Đơn vị tác chiến mặt đất thứ nhất sẽ triển khai ở điểm cư dân Alakurtti, bang Murmansk, có kế hoạch hoàn thành triển khai vào năm 2015; đơn vị tác chiến mặt đất thứ hai dự kiến năm 2016 triển khai ở khu tự trị Yamal-Nenets.

Trước đó, Trung tướng Mezentsev, chủ nhiệm Trung tâm quản lý phòng thủ quốc gia Nga từng tuyên bố, Moscow sẽ xây dựng 13 sân bay, 10 trạm radar ở khu vực Bắc Cực. Người phụ trách lực lượng phòng không Không quân Nga Goumene gần đây cũng cho biết, sẽ xây dựng mạng lưới radar dày đặc bao quát khu vực Bắc Cực để tăng cường lực lượng phòng thủ của Quân đội Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ủy nhiệm cho Bộ Quốc phòng Nga thành lập hệ thống thống nhất các căn cứ trên tàu nổi và tàu ngầm ở phần Bắc Cực của Nga. Ông Vladimir Putin đã yêu cầu quân đọi Nga phải bảo vệ từng tấc đất tấc biển ở thềm lục địa của nước Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật