Không sợ Mỹ, Ấn Độ vẫn quan hệ với Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, Ấn Độ vẫn mời Tổng thống Nga tới tham dự hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước. Trong khi, Nga đang muốn xây cây cầu nối giữa 2 đồng minh là Trung Quốc và Ấn Độ.
Không sợ Mỹ, Ấn Độ vẫn quan hệ với Nga
Trong chuyến thăm tới New Delhi hôm 10/12, hai nhà lãnh đạo Nga - Ấn Độ đã ký kết 20 thỏa thuận song phương.

Dù không trùng thời gian với bất cứ buổi lễ tưởng niệm nào, hôm 10/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới New Delhi.

Ông Putin đã có buổi gặp mặt riêng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào sáng ngày 11/12 sau đó cùng chủ trì cuộc họp thượng đỉnh Trung Quốc – Nga vào chiều cùng ngày, đồng thời tiến hành ký kết hàng loạt thỏa thuận.

Tổng thống Nga còn gặp gỡ các nhà lãnh đạo kinh tế và tham dự buổi lễ khai mạc Hội thảo Kim cương thế giới với sự góp mặt của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee trước khi trở về nước.

Theo Want China Times, hiện nay, ngoại trừ Trung Quốc sẵn lòng mời Tổng thống Putin thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, không một quốc gia nào trên thế giới dám làm giảm mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang áp đặt với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.

Tuy nhiên, Ấn Độ và Nga đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh thường niên đầu tiên kể từ năm 2000, thời điểm ông Putin lần đầu trở thành Tổng thống Nga. Trong suốt 14 năm tính tới tháng 10 năm ngoái, thời điểm cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới thăm Moscow, các cuộc họp thượng đỉnh giữa hai bên vẫn được tổ chức liên tục tại thủ đô mỗi nước vào hàng năm. Do đó, trong năm nay, Thủ tướng Modi vẫn giữ hoạt động truyền thống này dù Nga đang bị Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt.

Thủ tướng Modi không những mời Tổng thống Nga tham dự cuộc họp thượng đỉnh thường niên lần thứ 15 giữa hai nước mà còn đề nghị ông Putin phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ. Tuy nhiên, trước 2 – 3 ngày diễn ra cuộc họp thượng đỉnh, ông Putin đã thông báo với người đồng cấp Ấn Độ rằng buổi nói chuyện trước Quốc hội sẽ bị hoãn lại. Động thái này cho thấy ông Putin không muốn “khiêu kích” thêm phương Tây.

Điều đáng nói là chỉ trong 1 ngày, lãnh đạo hai nước Ấn Độ và Nga đã ký kết 20 thỏa thuận. Ngoài ra, ông Modi còn hứa hẹn rằng Ấn Độ vẫn sẽ duy trì lượng nhập xuất quốc phòng từ Nga, vốn đang ở mức 70% trong tổng doanh thu của Moscow.

Khi còn là Thống đốc bang Gujarat thuộc miền tây Ấn Độ, ông Modi đã tới gặp Tổng thống Putin tại Nga 3 lần. Trong tháng Bảy năm nay, tại hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức tại Brazil, ông Modi đã khẳng định với Tổng thống Putin rằng Nga vẫn là đồng minh lớn nhất của Ấn Độ và điều này đã trở nên “hiển nhiên” tại quốc gia này.

Nhiều nhà bình luận trong giới truyền thông Ấn Độ cho rằng hai nhà lãnh đạo Modi và Putin có nhiều đặc điểm chung. Ngoài hình ảnh cứng rắn, hai nhà lãnh đạo còn xây dựng cho mình uy tín và khả năng dùng con đường ngoại giao để giành được những lợi thế kinh tế và nâng tầm quốc gia trên trường quốc tế.

Hồi tháng Sáu, Nga từng rao bán trực thăng tấn công Mi-35 cho Pakistan.

Tờ Pioneer tại New Delhi từng xuất bản một bài xã luận mang tựa đề: “Tổng kết lại các mối quan hệ xa xưa: Tình hữu hảo Ấn Độ - Nga cần một vài luồng gió mới” vào ngày 9/12. Theo đó, bài báo cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ báo trước về “một chương mới trong mối quan hệ năng động hơn và bắt nhịp những thay đổi trong cán cân địa chính trị giữa hai nước”.

Bài báo cũng nhấn mạnh: “Mối quan hệ giữa hai nước cần dựa trên không chỉ việc chia sẻ tư tưởng hệ chính trị và các mối quan tâm chiến lược mà còn dựa trên việc chia sẻ những lợi ích kinh tế”. Tờ Pioneer đã dẫn lại sự kiện hồi tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới thăm Islamabad và ký kết một thỏa thuận quốc phòng với Pakistan. Hành động này đã vi phạm lời hứa mà Tổng thống Putin từng công bố với Ấn Độ hồi năm 2010 rằng Nga sẽ không bán vũ khí cho Pakistan. Do đó, Ấn Độ đã tỏ ra “khá tức giận” với quyết định của Nga.

Trong một bài xã luận khác được đăng hôm 12/12 cũng trên tờ Pioneer, một chiến lược gia quân sự Ấn Độ nhận định New Delhi hiện và sẽ không thể trở thành đồng minh của Mỹ.

Trung gian kết nối Nga - Mỹ

Một số ý kiến lại cho rằng Ấn Độ đang đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Nga – Mỹ. Theo tờ Washington Post, đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexander Kadakin từng so sánh Ấn Độ là “cô vợ mà nhiều người chồng muốn cưới” nhằm minh họa cho cuộc chiến giữa Nga và Mỹ nhằm lấy lòng Ấn Độ. Hôm 12/12, khi được hỏi về việc Nga - Ấn Độ ký kết hàng loạt thỏa thuận, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ tuyên bố rằng giờ không phải là thời điểm thích hợp để ký kết các thỏa thuận thương mại với Moscow.

Dù lâu nay, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu các chiến đấu cơ do Nga sản xuất, nhưng họ đã quyết định mua chiến đấu cơ đa năng Rafale thuộc Tập đoàn Dassault của Pháp cũng như các trực thăng tấn công AH 64 Apache Longbow của Tập đoàn Boeing của Mỹ. Động thái này cho thấy trong tương lai, Ấn Độ sẽ mở rộng hợp tác với châu Âu và Mỹ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật.

Ấn Độ chọn mua chiến đấu cơ đa năng Rafale thuộc Tập đoàn Dassault của Pháp.

Trong khi đó, mối quan hệ hợp tác công nghệ giữa Nga và Ấn Độ cũng không ngừng được mở rộng khi Moscow sẵn sàng hỗ trợ New Delhi đóng các tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch giúp Ấn Độ xây 12 nhà máy điện hạt nhân và sản xuất 400 chiếc trực thăng đa năng Ka-226T mỗi năm cũng như phối hợp chế tạo tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos và các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.

Tính tới năm 2025, thời điểm tổ chức buổi lễ kỷ niệm lần thứ 50 diễn ra sự kiện tên lửa Soyuz của Nga phóng vệ tinh Aryabhata của Ấn Độ vào không gian, hai nước hy vọng sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Ông Putin còn được cho rằng đã đồng ý với lời đề nghị của Thủ tướng Modi về việc Nga cung cấp nguồn kim cương thô cho Ấn Độ nhằm biến Mumbai trở thành trung tâm sản xuất kim cương của thế giới.

Theo Want China Times, Tổng thống Putin dường như đang đi theo đường lối của cựu lãnh đạo dưới thời Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev trong nỗ lực xây cầu nối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi ông Putin muốn hai quốc gia thân cận Ấn Độ - Trung Quốc xây dựng tình hữu hảo để cùng ngăn chặn Mỹ và EU mở rộng tầm ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật