Thương vụ Mistral: Nga tiếp tục ra đòn gió với Pháp

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyên gia vũ khí của Nga cho rằng Mistral Vladivostok cần có các thiết bị quân sự của Nga, nếu không sẽ chở thành “chiếc hộp sắt vô giá trị“Lea
Thương vụ Mistral: Nga tiếp tục ra đòn gió với Pháp
Thủy thủ Nga tập trung để được huấn luyện điều khiển tàu Mistral

Chuyên gia Andrey Riznyk, Tổng giám đốc công ty Control System chia sẻ trên ITAR-TASS cho rằng hiện trên tàu Mistral mà Pháp đóng cho Nga đang được trang bị một số thiết bị thông tin liên lạc hiện đại.

Tuy nhiên, theo ông Riznyk: "Những trang thiết bị này chưa được trang bị đầy đủ hoặc không hoàn thiện và công nghệ Pháp không thể làm được điều đó, chỉ có người Nga mới có khả năng này vì đây là con tàu đóng cho Nga."

Trước câu hỏi không có những thiết bị này, con tàu sẽ làm được điều gì? Ông Andrey Riznyk mỉa mai: "Không gì cả. Nó cũng sẽ đi được nếu như thuyền trưởng của con tàu biết tìm đường bằng những.... ngôi sao."

Chuyên gia này phân tích cụ thể: "Không có phương tiện thông tin liên lạc và kiểm soát của Nga, tàu Mistral hoàn toàn vô dụng. Nó sẽ chỉ là một cái hộp sắt với rất ít giá trị trên biển, không nhìn không nghe thấy gì. Con tàu lẽ ra cần được bàn giao cho Nga, và nó rất hạn chế trong khả năng chiến đấu chừng nào chưa được trảng bị vũ khí và các phương tiện radio điện tử”.

Đầu năm 2014, bản thân Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga cũng đã tuyên bố, họ cần thời gian khoảng 1 năm để điều chỉnh tàu Vladivostok và lắp đặt các trang thiết bị công nghệ Nga. Khi đó, con tàu mới thực sự hoàn thiện.

Những gì mà chuyên gia Nga tuyên bố nếu là sự thật, sẽ đẩy Pháp một lần nữa rơi vào cảnh éo le "bỏ thì thương, vương thì tội." Bởi ngày 8/12/2014, Điện Kremlin đã buộc Paris phải lựa chọn, hoặc giao tàu, hoặc đền tiền. Và nếu không giao tàu, đồng nghĩa với việc Pháp vừa mất tiền đền bù, vừa sở hữu một con tàu chiến vô dụng, như một chiếc hộp sắt không hơn không kém.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục gây thêm sức ép khi tuyên bố họ sẽ tự đóng tàu đổ bộ tương tự như Mistral của Pháp và thề "không bao giờ mua công nghệ đã thành phẩm của nước ngoài." Điều này đồng nghĩa với việc nếu tiếp tục làm mất lòng Nga với hai chiếc Mistral này, Pháp sẽ mất bản hợp đồng đóng thêm hai chiếc nữa trên đất Nga.

Chưa kể, những nguy cơ về an ninh vẫn đang hiển hiện trên đất Pháp, vì ngày 15/12, truyền thông Pháp đã dấy lên thông tin họ đang bị đe dọa bởi các lính thủy đánh bộ rất tinh nhuệ của Nga không biết làm cách nào đang cố thủ trên tàu Mistral. Và rất có khả năng, chính những người này sẽ lái tàu Mistral về Nga, hoặc về Crimea - một phần của nước Nga hiện tại.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ việc hải quân đánh bộ của họ cố thủ trên tàu Mistral, tuy nhiên, Moscow vẫn lấp lửng về thông tin có hay không sự xuất hiện của những người lính tinh nhuệ ở đây.

Thủy thủ Nga ngồi la liệt trên cầu cảng của Pháp, nơi neo đậu Mistral Vladivostok Bởi Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Tất cả các thủy thủ và binh lính chỉ tạm trú trên con tàu huấn luyện của Nga mang tên Smolny gần đó. Còn hệ thống ra vào tàu Mistral đều do người Pháp kiểm soát."

Tuy nhiên, sự lấp lửng này của người Nga khiến cho Paris đang lo ngại. Họ sợ nhất vấn đề vì sao người Nga có thể đưa lính thủy đánh bộ vào ngay sát mũi mình như vậy.

Dù là tung hỏa mù, hay sự thật, thì Pháp vẫn đang phải đối diện với một vấn đề nan giải, làm thế nào để giải quyết được nút thắt Mistral, khi vừa muốn đẹp lòng Nga, nhưng vẫn phải hài lòng Mỹ.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Obama vẫn đang cân nhắc việc thông qua dự luật gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga do Quốc hội lưỡng viện nước này đề ra.

Sở dĩ ông Obama còn phân vân bởi ông muốn cả EU cùng tham gia vào chiến dịch gia tăng trừng phạt này. Sự thúc ép xuất phát từ khả năng gia tăng trừng phạt càng khiến Nga trở lên cay cú, và Pháp chắc chắn sẽ thiệt hại nếu tiếp tục không giao hai con tàu Mistral này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật