Diễn biến tiếp tin hải quân đánh bộ Nga canh giữ Mistral

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ria Novosti vừa lên tiếng phủ nhận thông tin trước đó của truyền thông Nga về việc hải quân đánh bộ Nga đang canh giữ cẩn mật tàu sân bay Mistral.
Diễn biến tiếp tin hải quân đánh bộ Nga canh giữ Mistral
Đội hình thủy thủ Nga đứng trước tàu sân bay trực thăng Vladivostok

Nga điều hải quân đánh bộ sang canh giữ Mistral?

Ngày 15-12, trên trang web của Hãng thông tấn Nga Ria Novosti phiên bản tiếng Anh (sputniknews.com) đã đăng tải bài viết bác bỏ thông tin trước đó của một số phương tiện truyền thông Nga là lực lượng hải quân đánh bộ của Nga cùng với các thủy thủ trước đó đã sang Pháp học tập điều khiển, vận hành đang canh giữ chặt chẽ tàu sân bay trực thăng lớp Mistral.

Ngày 15-12, trang mạng Gazeta.ru của Nga cho biết, người đại diện cho Tham mưu trưởng Hải quân Nga ngày 15-12 tuyên bố rằng, trên boong tàu chiến "Mistral" theo hợp đồng của Nga, ngoài các thủy thủ trước đây sang Pháp họ kỹ thuật và vận hành tàu còn có các binh sĩ Thủy quân lục chiến, sĩ quan và thủy thủ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương của Nga.

"Con tàu cần nhập phải vào trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương, vì thế trong thành phần thủy thủ đoàn tiếp quản có các sĩ quan của Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, Nga đã phái tới đó các binh sĩ thủy quân lục chiến, mà nhiệm vụ chính là đảm bảo an toàn của con tàu” - đại diện hải quân Nga tuyên bố.

Gazeta.ru cho biết, đại diện Hải quân Nga đã trao đổi với trang web này là lực lượng hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương “chỉ muốn kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống đổ bộ”.

Người đại diện hải quân Nga cho biết, hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic và Hạm đội Thái Bình Dương đang làm nhiệm vụ trên tàu sân bay trực thăng Mistral ở cảng Saint-Nazaire không công bố thông tin về việc tìm kiếm đạn dược trên tàu và khả năng sử dụng trong trường hợp gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Vấn đề quan trọng nhất mà các phương tiện truyền thông Nga đề cập đến nhưng không nói rõ là lực lượng hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương của Nga tại sao lại có mặt trên tàu Vladivostok tại cảng Saint-Nazaire của Pháp, hơn nữa, họ được điều động từ đâu đến và số lượng là bao nhiêu?

Sự có mặt của lực lượng quân sự nước này ở một nước khác buộc phải được sự cho phép của chính phủ sở tại nên rất khó hiểu là tại sao chính phủ Pháp lại không biết về vấn đề này. Sự hiện diện của lính hải quân đánh bộ trên tàu cho thấy, Nga sẽ quyết tâm lấy bằng được con tàu về cho mình.

Điều này làm dấy lên những nghi ngờ là trên thực tế, hải quân Nga đã có hành động “đánh chiếm” con tàu một cách công khai bởi nếu trên con tàu chỉ có những thủy thủ đang huấn luyện ở Pháp thì không có vấn đề gì nhưng đây là các quân nhân chuyên nghiệp của hải quân đánh bộ thì là chuyện khác.

Báo chí Nga đang “tung hỏa mù”?

Có thể nói, với sự canh giữ của lực lượng này, Pháp cũng khó có thể tiếp tận được con tàu do mình đóng. Hơn nữa sự có mặt của binh lính Nga khiến người ta nghĩ rằng, hết hạn 120 ngày trễ hẹn cho phép mà Paris vẫn cự tuyệt, rất có thể là Moscow có thể hạ lệnh cho binh sĩ điều khiển tàu trở về Nga.

Gazeta.ru còn cho biết, thông tin này đã được sự xác nhận của người đứng đầu Học viện các vấn đề địa chính trị là ông Konstantin Sivkov, đồng thời ông lưu ý rằng các binh sĩ hải quân đánh bộ Nga trên tàu Vladivostok đang thực thi vai trò “huấn luyện đặc biệt” của cảnh sát quân sự để bảo đảm trật tự trên tàu và bảo vệ con tàu khỏi sự đột nhập không cần thiết.

Đồng thời, trang web của Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” cũng đăng tải thông tin tương tự nên đã nhiều người đã liên tưởng đến một vụ “sân bay Pristina thứ 2”. Đó là việc Nga đã tung đặc nhiệm đánh chiếm sân bay Pristina ở thủ phủ của Kosovo năm 1999, để mặc cả với Mỹ và NATO khi đó đang tiến hành chiến dịch không kích Nam Tư.

Tuy nhiên, nếu điều này là sự thực thì việc lính hải quân đánh bộ Nga có mặt và canh giữ tàu sân bay Mistral rất có thể sẽ gây nên một vụ sóng gió mới giống như khi Moscow ra lệnh cho lính đặc nhiệm đổ bộ đường không đánh chiếm sân bay Pristina ở Kosovo 15 năm về trước.

Tàu sân bay trực thăng Mistral đang neo đậu tải cảng Saint Nazaire của Pháp

Đề cập đến vấn đề này, Ria Novosti cho biết, “một quan chức cao cấp của hải quân Nga” đã phủ nhận thông tin của truyền thông Nga trước đó cho rằng, hải quân nước này đã điều động lực lượng hải quân đánh bộ canh giữ tàu Vladivostok và an ninh trên con tàu đang được tăng cường chặt chẽ.

Ông này cho biết, con tàu chưa được bàn giao nên thủy thủ Nga không ở trên tàu Vladivostok mà đang tạm trú trên chiếc tàu huấn luyện của Nga mang tên Smolny đang đậu gần đó, còn hệ thống kiểm soát lên, xuống tàu do Nhà máy đóng tàu ở Saint Nazaire phụ trách. Vì vậy, thông tin trước đó của truyền thông Nga là không đúng sự thật.

Bài báo trên Sputnik cho rằng, các phương tiện truyền thông Nga trước đó đã dẫn nguồn tin từ Bộ tham mưu hải quân Nga nhưng không có danh tính người cung cấp tin nhưng chính Sputnik cũng không đưa ra được danh tính, cấp bậc của “quan chức cao cấp của hải quân Nga” mà mình đã dẫn nguồn.

Các nguồn tin trái ngược trên đều được đăng tải bởi các phương tiện truyền thông có uy tín của Nga khiến người đọc hết sức bối rối. Tuy nhiên, vấn đề này cũng là bình thường bởi trong giải quyết các sự vụ quốc tế, chính phủ các nước thường sử dụng các phương tiện truyền thông để “tung hỏa mù” nhằm đánh lạc hướng người khác.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, thông tin hải quân đánh bộ Nga đang canh giữ tàu và việc Nga quyết lấy con tàu về có thể là đúng bởi Moscow có thể không quá cần thiết con tàu nhưng người Nga không cho phép ai “vuốt râu hùm”, đồng thời không muốn tạo ra “tiền lệ xấu” để xảy ra những vụ việc tương tự.

Cũng có ý kiến cho rằng, hiện chính phủ Pháp chưa có bình luận gì về vụ lính hải quân đánh bộ của Nga có mặt trên con tàu nhưng có lẽ họ cũng sẽ “vui vẻ”, bởi nếu giả sử chuyện Moscow “cưỡng chế” con tàu thì dù sao Paris cũng được coi là đã bàn giao tàu cho Nga và cũng dễ bề ăn nói với Mỹ và NATO.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật