Pháp: Doanh nhân bảo Mistral vô dụng, chính khách đòi bỏ NATO

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ Mistral đã gây cho Pháp quá nhiều rắc rối, không những có thể đổ vỡ quan hệ với Moscow, Paris cũng vấp phải sự chỉ trích của chính “người nhà”.
Pháp: Doanh nhân bảo Mistral vô dụng, chính khách đòi bỏ NATO
Ảnh minh họa

Doanh nhân Pháp: Mistral vô dụng, nên trả cho Nga

Trong khi vụ việc Pháp không chịu bàn giao tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Nga đang ngày càng trở nên rắc rối, một doanh nhân Pháp đã khuyên chính phủ là tàu sân bay Mistral vô dụng đối với hải quân Pháp, nước này nên bàn giao cho Nga sớm ngày nào hay ngày ấy.

Ngày 15-12, trong buổi phóng vấn của tờ Le Figaro, ông Gilles Remy - Giám đốc của CIFAL cho rằng, tàu đổ bộ trực thăng lớp "Mistral" được thực hiện theo tiêu chuẩn của Nga, nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến của họ ở các khu vực lạnh giá nên không phù hợp với Hải quân Pháp.

Được biết, ông Gilles Remy là Giám đốc của CIFAL - Công ty cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực giảng dạy cho các thủy thủ Nga.

Theo các nhà kinh doanh này, người Pháp thực sự không thể làm gì được với các tàu đã được lắp hệ thống thông tin cáp của Nga, nếu họ kiên quyết không bàn giao và để lại sử dụng.

"Chúng được làm theo tiêu chuẩn của Nga, một số các bộ phận tích hợp trên con tàu vẫn là tài sản của Nga. Điều này khiến Pháp không thể bán tàu đi và hải quân Pháp cũng không cần các tàu này. Chúng tôi thậm chí không thể đủ khả năng để giữ cho chúng khỏi bị rỉ sét trên bến tàu!" - ông Remy nói.

Ngoài ra, ông Remy cho rằng, những mâu thuẫn liên quan đến 2 chiếc tàu sân bay trực thăng lớp "Mistral" sẽ hủy hoại mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Pháp và Nga mà nước này đã dày công xây đắp trong nhiều năm qua. Vì NATO mà để mất mối quan hệ tốt với Nga, điều này thực sự không đáng.

"Nhìn chung, chúng ta còn đang nói về một thực tế rằng danh tiếng của Pháp xấu đi trên thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Chúng ta mời gọi phát triển các hợp đồng tương lai trên cơ sở tuân thủ các chính sách của các nước, nhưng qua vụ việc này, bạn hàng của chúng ta sẽ nghĩ gì”?

Vị giám đốc này cho rằng, lợi ích của quốc gia và nhân dân phải được ưu tiên hàng đầu. Ông nghĩ rằng chính phủ Pháp hiểu được điều này, đồng thời ông cũng bày tỏ sự tin tin tưởng là, cuối cùng hợp đồng sẽ được tôn trọng.

Phát triển các tàu thuộc dự án "Mistral" đã được đưa ra tại Pháp vào năm 1997 như là một phần của khái niệm của chương trình nghiên cứu quốc gia cho các hoạt động đổ bộ - CNOA (Concept National des Operations Amphibies), với nhiệm vụ đổ bộ của các đơn vị quân sự, máy bay trực thăng, trung tâm chỉ huy của lực lượng liên hợp và làm tàu bệnh viện.

Tháng 6/2011, Nga và Pháp đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (lúc đó tương đương 1,66 tỷ USD) về việc bàn giao 2 chiếc tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mang tên Vladivostok theo hợp đồng bàn giao vào tháng 11/2014 và chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ bàn giao trong năm 2015.

Tuy nhiên, thương vụ này đã gặp trắc trở khi Mỹ yêu cầu NATO chấm dứt mọi hành động hợp tác quân sự với Nga để tăng áp lực về vấn đề khủng hoảng ở Ukraine, với lí do Nga hậu thuẫn cho phe ly khai đông nam Ukraine. Do đó, Pháp đã đình chỉ vô thời hạn việc bàn giao các tàu này.

Chính khách Pháp: Sau vụ Mistral, Pháp nên bỏ NATO

Trên đài phát thanh Europe 1, bà Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt trận quốc gia - đối thủ chính trị của tổng thống Francoise Hollande nói rằng Pháp cần phải cân nhắc rời NATO sau vụ tàu Mistral.

Bà chỉ trích chính quyền của ông Hollande hiện giờ quá yếu đuối khi không thể giữ được chính sách độc lập trong ngoại giao và quá lệ thuộc vào người Mỹ.

Theo bà Marine Le Pen, vụ Pháp ký hợp đồng giao tàu Mistral cho Nga diễn ra trước khi có khủng hoảng Ukraine và Paris cần tuân thủ hợp đồng. Bà thậm chí còn cho rằng, nếu vụ này có xảy ra trong hay sau khủng hoảng Ukraine thì Pháp vẫn nên hoàn thành hợp đồng vì quyền lợi quốc gia cần được đặt lên đầu tiên.

Bà Le Pen đã đặt câu hỏi rất khó cho Tổng thống Hollande là Pháp gia nhập OTAN (cách gọi NATO theo tiếng Pháp) là vì lợi ích quốc gia nhưng việc hủy giao tàu Mistral cho Nga là vì trách nhiệm và bổn phận với các nước trong khối đã gây tổn hại tới lợi ích quốc gia của Pháp thì nước này có cần phải ở lại trong NATO hay không?

Bà cũng chỉ trích việc NATO bỏ rơi Pháp tự xoay sở trong vụ bồi hoàn hợp đồng tàu Mistral và cho rằng người dân Pháp phải gánh chịu hậu quả. Để làm tròn trách nhiệm thành viên NATO, Pháp sẽ phải cắn răng dùng ngân sách để bồi thưởng Nga 3 tỉ USD, đồng thời hàng ngàn người lao động Pháp sẽ mất việc làm.

Pháp đã hy vọng được Mỹ và NATO chia sẻ gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, người sắp lên nhậm chức Chủ tịch ủy ban quân sự thượng viện Mỹ gợi ý Pháp có thể sử dụng các tàu chiến Mistral sau khi hủy chuyển giao cho Nga và tự thanh toán lấy.

Ông McCain cũng phân tích rằng Pháp dùng là thích hợp nhất vì ngoài việc tăng cường năng lực cho hải quân còn mỏng thì Pháp là nước nắm bắt rõ nhất công nghệ của tàu này. Với cách nói của ông McCain thì có thể hiểu phe Cộng hòa chiếm đa số ở lưỡng viện Hoa Kỳ sẽ “bỏ mặc” Pháp tự xoay xở vụ tàu Mistral.

Còn ý tưởng NATO mua tàu giúp Pháp cũng không khả thi vì NATO là “con nhà nghèo”. "Ngân sách của NATO là quá nhỏ để mua tàu chở trực thăng Mistral mà Nga đặt hàng. Mà dù có mua thì cũng chỉ bù đắp Pháp một nửa tiền phạt theo quy định của hợp đồng", một nguồn tin quân sự từ Brussels thừa nhận.

Ngoài ra, ý tưởng về việc bảo NATO mua tàu Mistral bị cho là bất hợp lý về góc độ quân sự vì tàu “được đóng theo tiêu chuẩn của Nga, nên khi sử dụng cho NATO thì phải tốn thêm tiền chỉnh sửa lại rất đắt đỏ”, nguồn tin NATO cho biết.

Hiện Pháp có thể còn vướng vào rắc rối lớn hơn nữa khi phương tiện truyền thông Nga ngày 15-12 đã đăng tải thông tin cho biết, lực lượng hải quân đánh bộ Nga đã lên tàu và kiểm soát thực tế tầu sân bay Mistral đầu tiên Pháp đóng cho Nga mang tên Vladivostok, hiện đang neo đậu tại cảng Saint-Nazaire.

Có thể nói, với sự canh giữ của lực lượng này, Pháp cũng khó có thể tiếp tận được con tàu do mình đóng. Hơn nữa sự có mặt của binh lính Nga khiến người ta nghĩ rằng, hết hạn 120 ngày trễ hẹn cho phép mà Paris vẫn cự tuyệt, rất có thể là Moscow có thể hạ lệnh cho binh sĩ điều khiển tàu trở về Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật