Súng trường tiến công huyền thoại AK-47 ra đời như thế nào

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ những chia sẽ của đồng đội cùng tài năng thiên bẩm đã giúp cho Mikhail Kalashnikov tạo ra tuyệt phẩm súng trường mang tên AK-47.
Súng trường tiến công huyền thoại AK-47 ra đời như thế nào
Quan điểm thiết kế nhấn mạnh yếu tố đơn giản trong chế tạo, độ tin cậy và độ bền cao trong sử dụng đã đưa AK-47 trở thành một chuẩn mực của súng trường tiến công hiện đại. Ảnh. Worldg

Theo Gewehr.ru, trong Thế chiến II, Hồng quân Liên Xô gặp khá nhiều bất lợi về hỏa lực cá nhân. Các loại súng trường của họ lúc đó thua xa về mặt hỏa lực so với khẩu súng STG-44 của Đức quốc xã.

Các nhà thiết kế vũ khí cá nhân của Liên Xô vẫn bế tắc trong việc phát triển thành công một khẩu súng trường tiến công hiệu quả.

Trong lúc khó khăn đó đã xuất hiện một nhà thiết kế vũ khí tài ba là Mikhail Kalashnikov. Điều đáng nói hơn cả là nhà thiết kế này lại xuất thân từ một anh lính xe tăng đam mê vũ khí.

Năm 1941, Kalashnikov bị thương phải nhập viện, tại đây, ông đã nghe các đồng đội của mình phàn nàn về chất lượng súng trường của Liên Xô.

Từ những phàn nàn của đồng đội cùng kinh nghiệm và niềm đam mê sẳn có, ông quyết định chế tạo một mẫu súng trường tiến công mới cho quân đội Liên Xô.

Năm 1944, Kalashnikov tham gia cuộc thi thiết kế súng trường sử dụng hộp tiếp đạn 7,62 x 39 mm M1943 (ban đầu loại đạn này có cỡ nòng 7,62 x 41 mm).

Loại đạn mới do Yelizarov và Syomin phát triển vào năm 1943. Kalashnikov đã tham dự cuộc thi bằng một mẫu súng carbine bán tự động có ảnh hưởng từ khẩu carbine M1 của Mỹ.

Tuy nhiên, thiết kế của Kalashnikov đã thất bại trước mẫu súng của nhà thiết kế Simonov, mẫu súng này được thông qua với tên gọi SKS-45.

Lúc đó, giới chức quân đội Liên Xô vẫn chưa đặt nặng tính năng tự động hay bán tự động của các mẫu súng mà chỉ chú trọng đến uy lực của súng.

Mẫu thử nghiệm AK-46 đã gặp thất bại trong vòng đầu tiên của cuộc thi phát triển súng trường tự động mới cho quân đội Liên Xô. Ảnh: Worldguns

Tháng 11/1943, Cục quản lý pháo binh, GAU, Bộ Quốc phòng Liên Xô ra chỉ thị số 2456-43 về việc phát triển một gia đình súng trường tự động mới.

Nhiều nhà thiết kế vũ khí của Liên Xô đã tham dự vào cuộc thi này. Trong số các mẫu súng tham gia cuộc thi, mẫu AS-44 của nhà thiết kế Alexey Sudayev đã được chọn đưa vào thử nghiệm giữa năm 1944.

Các thử nghiệm vào năm 1945 cho thấy, trọng lượng 5,6 kg của AS-44 quá nặng so với người lính trung bình.

Nhà thiết kế đã được yêu cầu làm nhẹ bởi trọng lượng của súng, tuy vậy, việc làm nhẹ trọng lượng lại ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác.

Một điều không may nữa là nhà thiết kế chính của khẩu AS-44 đã lâm bệnh và qua đời vào năm 1946 khiến mẫu súng này không được phát triển thêm.

GAU tiếp tục ra chỉ thị mới số 3131-45 về việc tổ chức một cuộc thi phát triển súng trường tiến công mới cho quân đội Liên Xô.

Kalashnikov và nhóm thiết kế của ông làm việc tại nhà máy vũ khí Kovrov đã gửi một mẫu súng trường tự động mang tên AK-1(còn gọi là AK-46) tham dự cuộc thi.

Nó có cơ chế khóa nòng tương tự như mẫu súng carbine không thành công trước đó của ông vào năm 1944.

16 mẫu súng tham gia cuộc thi nhưng chỉ có 3 mẫu, AK-46 của Kalashnikov, AD-46 của AA Dementyev và AB-46 của AA Bulkin được lựa chọn vào thử nghiệm.

Trong vòng đầu tiên của các cuộc thử nghiệm AK-46 đã không thực sự thành công như các đối thủ của nó.

Mẫu thử nghiệm AK-46 hoạt động theo nguyên tắc trích khí dài, piston và bệ khóa nòng nằm rời nhau và được lồng vào một lò xo.

Giải pháp thiết kế bộ phận đẩy về kiểu này khiến súng hoạt động không ổn định. Trong khi đó mẫu AB-46 của Bulkin cũng hoạt động theo nguyên tắc trích khí dài.

Tuy nhiên, piston và bệ khóa nòng liền khối nhau, bộ phận chuyển động có 1 lò xo dài cùng một cái chốt nằm rời phía sau.

Giai đoạn hai của cuộc thi được tổ chức vào năm 1947. Kalashnikov đã sửa đổi lại thiết kế của mình với tên gọi AK-2 (AK-47).

Ông sử dụng ý tưởng piston trích khí dài gắn liền với bệ khóa nòng của khẩu M1 Garand, thiết kế lại lò xo đẩy về từ ý tưởng của mẫu AB-46.

Khe hở buồng đạn tương đối lớn lấy ý tưởng từ khẩu AS-44 và cơ chế đòn bẫy an toàn từ khẩu Remington Model 8.

Hai nhà thiết kế còn lại cũng sửa đổi thiết kế của mình với tên gọi mới AB-47 của AA Bulkin và AD-47 của AA Dementyev.

Trong các thử nghiệm tiếp theo khẩu AB-47 cho độ chính xác cao nhất, tiếp đến là AD-47, AK-47 xếp cuối cùng về độ chính xác.

Tuy nhiên, cách thiết kế bộ phận đẩy về và khối khóa nòng của AD-47 và AB-47 gặp vấn đề về độ tin cậy và độ bền trong sử dụng, về tiêu chí này AK-47 tỏ ra vượt trội so với hai đối thủ còn lại.

Ủy ban tuyển chọn đã quyết định rằng, sẽ tốt hơn nếu có một vũ khí tuy không thực sự chính xác nhưng có độ bền và độ tin cậy cao trong sử dụng.

Đó là lý do AK-47 được chọn và đánh bại hai đối thủ còn lại. Thiết kế của Kalashnikov chính thức được công nhận vào năm 1947 với tên gọi Avtomat Kalashnikova model 1947 thường được gọi là AK-47.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật