Nhật Bản cần Abenomics 2.0

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng Shinzo Abe đã phải giải tán hạ viện trong bối cảnh chính sách kinh tế mang tên “Abenomics” gặp nhiều trắc trở.
Nhật Bản cần Abenomics 2.0
Ảnh minh họa

Trọng tâm của chính sách kinh tế mang tên "Abenomics" là chiến lược "ba mũi tên". Ba mũi tên đó gồm nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực công và chiến lược tăng trưởng. Hai mũi tên đầu tiên đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ đối với nền kinh tế, lần đầu tiên tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản tiến gần đến mục tiêu 2%. Bất chấp chiến lược tăng trưởng mới có nhiều bước tiến và đang bắt đầu có ảnh hưởng nhất định, tác động tiêu cực của việc tăng thuế tiêu dùng đã kéo Nhật Bản trở lại vòng xoáy suy thoái lần thứ tư liên tiếp kể từ năm 2008.

Nước cờ mạo hiểm

GDP của Nhật Bản tiếp tục ghi nhận sụt giảm 1,6% trong giai đoạn từ tháng 7-9/2014. Đây là lần sụt giảm liên tiếp trong hai quý sau lần sụt giảm mạnh 7,1% củ‌ּa qu‌ּý trước. Điều này cho thấy nước cờ mạo hiểm của Thủ tướng Abe khi thực hiện cùng lúc chính sách Abenomics, đồng thời áp dụng chính sách tăng thuế để bù đắp nợ công đang phình to. Abenomics - mặc dù có một số thành tựu, song đang bộc lộ nhiều bất cập, mặt tiêu cực dường như có phần lấn át điểm tích cực mà nó mang lại.

Trên thực tế, Nhật Bản đã bị quật ngã trước đợt tăng thuế lên 8%, trong khi khu vực đồng Euro vẫn có thể chịu được mức thuế tới 20%, đã khiến không ít người nghi ngờ về Abenomics, cũng như sức khỏe thực sự của kinh tế Nhật Bản.

Một số học giả cảnh báo rằng Abenomics không tạo nên sự phục hồi mang tính bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản, ngược lại sẽ có tác dụng phụ. Nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn trước có nhiều khó khăn không chỉ do vấn đề giảm phát, mà còn do chu kỳ của nó. Do vậy, không thể nói kinh tế Nhật Bản thời gian qua phục hồi là nhờ Abenomics.

Theo chuyên gia của hãng tin Kyodo Taniguchi, trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của chính quyền Abe có tất cả lĩnh vực cần ưu tiên phát triển lâu dài, nhưng không đưa ra biện pháp cụ thể. Ví dụ như trong vòng 10 năm tới cố gắng tăng thu nhập bình quân đầu người lên thêm 1.500.000 Yên (khoảng 15.000 USD), nhưng không đưa ra cụ thể công việc cần phải làm là gì. Do vậy, khó có thể nói chiến lược lâu dài của Thủ tướng Abe sẽ thành công.

Lối thoát duy nhất

Cùng với Abenomics, chính quyền của Thủ tướng Abe vốn tham vọng có thể tăng thuế lên gấp đôi (từ 5% lên 10%) chỉ trong một năm rưỡi. Tuy nhiên, mới được nửa chặng đường, Abenomics vô tình đẩy Nhật Bản trở lại vực suy thoái. Điều này chứng tỏ, Chính phủ đã quá tay khi tăng thuế thêm 3 điểm % - tương đương với 60% mức thuế ban đầu (5%) và ở thời điểm chưa thích hợp.

Ônh Abe có lẽ đã nhận ra nguyên nhân chính là sự vội vàng trong kế hoạch tăng thuế của Abenomics. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi ông buộc phải tuyên bố hoãn kế hoạch tăng thuế từ 8% lên 10% (dự kiến thực hiện trong tháng 10/2015) trong 18 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc thuế tiêu thụ tại Nhật Bản sẽ duy trì ở 8% cho đến năm 2017.

Động thái này của Thủ tướng Abe được coi là làm yên lòng dân, nhưng thực tế trong dân chúng Nhật Bản đã bắt đầu có nhiều thất vọng và không mấy tin tưởng vào hiệu quả của Abenomics. Nhận định về vấn đề này, chuyên gia của Capital Economics - Julian Jessop cho rằng, 3 điểm % đối với Nhật Bản là rất lớn, bởi người dân nước này vốn quen với mức thuế tiêu thụ thấp. Trong lịch sử Nhật Bản, tăng thuế ở nước này luôn là vấn đề khó khăn, không chỉ riêng với nhiệm kỳ Shinzo Abe.

Tối 18/11, Thủ tướng Shinzo Abe chính thức công bố giải tán Hạ viện và bầu cử sớm vào 14/12. Ông Abe cũng tuyên bố sẽ từ chức nếu liên minh cầm quyền không được cử tri ủng hộ. Giới phân tích cho rằng đây là một nước cờ được tính toán rất kỹ trong bối cảnh chính phủ của ông đang đối mặt với sóng gió, Abenomics chưa tạo được hiệu quả như kỳ vọng, hàng loạt vụ bê bối của quan chức liên quan tới chi tiêu công… Theo dự thảo cương lĩnh tranh cử lần này, Đảng LDP nhấn mạnh khẩu hiệu "Phục hồi kinh tế, con đường duy nhất", qua đây, ông Abe cũng muốn đánh giá phản ứng của công chúng trước quyết định tăng thuế tiêu dùng trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu yếu kém của kinh tế Nhật Bản và thúc đẩy trở lại sự ủng hộ đối với chính sách Abenomics nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát.

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận do Nikkei Asian Review công bố ngày 24/11, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) do Thủ tướng Abe đứng đầu sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử vào tháng tới, tuy nhiên, đa số cử tri được hỏi chưa đồng tình với chính sách phục hồi kinh tế Abenomics. Như vậy, chiến thắng không hoàn toàn trong tầm tay liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật