Tình hình Ukraine: Vì sao Kiev từ chối 20 chiến đấu cơ?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Ukraine đã buộc phải từ chối đề xuất cung cấp miễn phí tới 20 chiếc máy bay tiêm cường kích F-18 cũ của chính phủ Canada.
Tình hình Ukraine: Vì sao Kiev từ chối 20 chiến đấu cơ?
Máy bay chiến đấu F-18 của Canada

Vì sao?

Hôm 22/11, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Leonid Polyakov cho biết, chính phủ nước này đã từ chối tiếp nhận tới 20 chiếc máy bay chiến đấu ném bom F-18 của Canada, do chi phí bảo dưỡng quá cao và thiếu phi công được huấn luyện bài bản để vận hành chúng.

Hồi mùa hè năm 2014, có thông tin cho rằng trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa không quân Ukraine, chính phủ Canada có thể sẽ cung cấp miễn phí tới 20 chiếc máy bay cường kích F-18 đã được loại biên trước đó.

Tuy nhiên, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình 24, ông Leonid Polyakov, hiện là cố vấn cho Ủy ban quốc phòng và an ninh của quốc hội Ukraine, cho rằng Kiev đã từ chối đề xuất tài trợ của Canada với nhiều lý do.

“Trước hết, đó là lý do tài chính, bởi vì mỗi phi công cần phải được hàng nghìn nhân viên chuyên môn phục vụ cho mỗi chuyến bay khi vận hành loại máy bay chiến đấu này”, ông Polyakov cho biết.

Trong khi đó, hầu hết phi công Ukraine đã được huấn luyện để vận hành máy bay chiến đấu của Liên Xô, cho nên khi chuyển sang vận hành loại máy bay cường kích này, họ cần phải trải qua các khóa huấn luyện phi công hiện đại.

Hàng trăm ngàn người Ukraine xin tị nạn tại Nga

Ở Nga hiện nay có hàng chục nghìn người tị nạn Ukraine sinh sống. Khoảng 222.800 người đã nộp đơn xin tạm trú và đến giờ đã có 193.800 người được cấp nơi ở.

Sputnik đưa tin ngày 22/11, hơn 36.500 người Ukraine tị nạn vẫn đang ở các điểm cư trú tạm thời của Nga, theo lời của phát ngôn viên Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga Alexander Drobyshevsky.

“789 điểm cư trú tạm thời vẫn đang tiếp tục hoạt động để hơn 36.000 người tị nạn Ukraine sinh sống, trong đó có 11.400 trẻ em”, ông còn cho biết thêm rằng những người này đều được cung cấp mọi thứ họ cần.

Ông Drobyshevskiy cũng nói rằng các đường dây nóng của Bộ Tình trạng khẩn cấp đều đang hoạt động và nhận khoảng 100 cuộc gọi mỗi ngày.

Cơ quan Di trú Liên bang Nga cho biết, từ ngày 1/4 có khoảng 820.000 người dân Ukraine đã di cư sang Nga do xung đột leo thang giữa quân đội Kiev và những người ủng hộ độc lập ở miền đông Ukraine - những người đã từ chối công nhận chính quyền mới sau cuộc nổi dậy tháng 2.

Khi hiệp định ngừng bắn giữa hai phe được ký kết tại Minsk (Belarus) ngày 5/9, một số người dân Ukraine mới quyết định quay trở về nhà.

Tuy nhiên vào tháng 10, Cơ quan Di trú Liên bang Nga đã thông báo có khoảng 222.800 người đã nộp đơn xin cấp nơi ở tạm thời và tình trạng cư trú tại Nga.

Tổng thống Putin nói gì về 1.000 người chết ở Ukraine?

“Trong thế giới hiện đại, chủ nghĩa cực đoan đang được sử dụng như một công cụ địa chính trị và áp nó lên khu vực chịu ảnh hưởng”, tờ Telegraph dẫn lời ông Putin, sau khi Liên Hợp Quốc điều tra số người t‌ử von‌g ở miền đông Ukraine.

BBC dẫn kết quả điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết, có 957 người đã thiệt mạng kể từ lúc Nga tham gia vào thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine. Đó là con số đáng lo ngại, vì nó không có dấu hiệu thuyên giảm chết chóc. Tổng cộng có 4.317 người đã chết từ tháng 4, thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga trong vụ tranh chấp bán đảo Crimea.

Trong bản báo cáo lần này, Liên Hiệp Quốc buộc tội cả Nga lẫn Ukraine về hậu quả của cuộc xung đột. Câu chuyện càng khiến tình hình tại miền đông Ukraine thêm căng thẳng.

Trong động thái mới đây, Nga đã kêu gọi Ukraine không tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là một khối quân sự, và sự rục rịch của Ukraine khiến tất cả lo ngại về một cuộc chiến tranh mới.

Ông Putin giữ lập trường cứng rắn với Ukraine Thủ tướng Ukraine ars‌eny Yatseniuk hôm thứ Năm 20/11 cáo buộc Nga "cố tình kích động một cuộc chiến tranh quy mô lớn". Trong buổi họp báo, ông Yatseniuk cũng cho rằng những hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putinlà “mối đe dọa cho tất cả mọi người, cho trật tự toàn cầu, hòa bình toàn cầu", BBC trích dẫn.

Trước các động thái từ Liên Hợp Quốc, NATO và Ukraine, Tổng thống Nga Putin vẫn giữ nguyên thái độ cứng rắn. BBC trích lời nhận xét của ông trong cuộc họp ở Moscow rằng, “làn sóng của cái gọi là những cuộc cách mạng màu” đã mang lại “hậu quả bi thảm”.

Ông Putin nhắc đến thuật ngữ “cuộc cách mạng màu”, từng dùng trong các cuộc nổi dậy ở Ukraine, Georgia và Kyrgyzstan, để cảnh báo mối nguy hại mà nó mang lại, đồng thời giải thích cho động cơ của phía Nga.

“Đối với chúng ta, đây là bài học và là sự cảnh báo”, ông Putin nói với Hội đồng bảo an Nga. “Chúng ta nên làm tất cả những điều cần thiết để không xảy ra điều gì từng chứng kiến tại Nga”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật