Người dân đồng thuận nộp phí, nếu bảo trì đường bộ hiệu quả

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông tư 133/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện” có hiệu lực vào ngày 1/11/2014.
Người dân đồng thuận nộp phí, nếu bảo trì đường bộ hiệu quả
Phí đường bộ được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng đường sắt

Theo đó, sẽ miễn, giảm phí cho các loại xe kinh doanh vận tải, nhưng lại tăng phí với người sử dụng xe máy (môtô). Mức thu xe máy dung tích dưới 100cm3 là 50.000 đồng/năm, xe từ 100-175cm3 là 120.000 đồng/năm và trên 175cm3 là 150.000 đồng/năm.

Theo Sở GTVT TP HCM, hiện đang quản lý khoảng 5,5 triệu xe gắn máy 2 bánh, đăng ký tại TP HCM. Ông Đinh Minh Nghĩa, quận 10 cho biết, mình là cán bộ phải làm gương, nhưng với người dân lao động thì khó giải thích lắm.

Cô Lê Thị Loan, cán bộ hưu trí cho rằng: Nhà tôi có 5 chiếc xe, tự dưng phải nộp 500 ngàn vẫn thấy chưa muốn. Nhà nước thu vào để làm gì, ai quản lý? Mà phí bảo trì đường bộ cụ thể là làm cái gì?...Theo phân cấp, giao UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí và chỉ đạo tổ dân phố, thôn, bản hướng dẫn chủ xe máy trên địa bàn kê khai phương tiện sử dụng và tổ chức thu phí. Số tiền thu được, cấp phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10%; cấp xã được để lại tối đa không quá 20% để trang trải chi phí của việc tổ chức thu phí. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp vào tài khoản Quỹ Bảo trì đường bộ mở tại Kho bạc Nhà nước.

Thực tế hiện nay tại TP HCM, nhiều con đường huyết mạch vừa ủi, cán nhựa xong lập tức trở nên lồi lõm, xương xẩu mất an toàn. Việc bảo trì, bảo dưỡng sau khi thu phí xe môtô liệu có cải thiện được hay không chính là điều người dân quan tâm. Nói nghe thì dễ, nhưng chắc chắn để mọi người dân đều tự nguyện nộp phí sẽ không dễ dàng chút nào. Nhiều địa phương triển khai cả năm qua nhưng số thu không đáng kể. Người dân cho là việc thu phí như vậy là bất hợp lý, giao thông trong nội thị cần phải được hiểu như một quyền được hưởng lợi ích công cộng của người dân. Hơn nữa phí đường bộ, thuế cho ngân sách cũng đã được thu qua xăng dầu, trước bạ khi mua bán xe… người dân cũng không biết số tiền thu này sẽ được dùng làm gì, trong khi đường sá mỗi ngày xuống cấp trầm trọng, tai nạn giao thông ngày mỗi nhiều. Hoặc nhiều con đường trong khu vực phường nội đô rất tốt đã có nhiều năm qua thì đâu cần bảo trì, bảo dưỡng.

Theo hướng dẫn, người sử dụng môtô khi nộp phí sẽ được cấp biên lai (có in mệnh giá trên bìa cứng, khổ 85,6mm x 53,98mm). Riêng chủ phương tiện thuộc hộ nghèo diện miễn phí trên biên lai ghi chữ “Hộ nghèo”. Thông tư 133 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng - 5 triệu đồng về “Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí”; Phạt tiền từ 1-3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định với mức phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng. Nhiều cán bộ phường, xã cũng cho rằng, đối với các địa phương có đông dân nhập cư, việc quản lý, khảo sát số lượng xe gắn máy là rất khó. Sẽ vấp phải sự phản ứng từ người dân.

Hiện nay, hệ thống đường địa phương cả nước có tổng chiều dài tới 205.000km trên tổng số 222.000km luôn trong tình trạng khó khăn về kinh phí bảo trì, sửa chữa. Do vậy, việc thu phí sử dụng đường bộ để bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường bộ địa phương là rất quan trọng, cần sự đồng thuận của mỗi người dân. TP HCM là một trong rất ít địa phương đã có nghị quyết thu từ đầu năm 2015 hiện đang hoàn chỉnh đề án. Sở GTVT TP thống kê, các gia đình chính sách và hộ nghèo có gần 106.700 xe máy, nếu tính luôn phí sử dụng đường bộ thì môtô, xe máy phải chịu năm loại thuế, phí và lệ phí, gây thêm gánh nặng cho người dân.

Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm giao thông không giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt cho thanh tra giao thông hay CSGT nên các lực lượng này không có quyền yêu cầu người dân xuất trình chứng từ nộp phí. Tuy vậy, theo Nghị định 109/2013 thì Chủ tịch UBND phường/xã được quyền xử phạt những người không nộp phí ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-3 lần số phí trốn nộp. Theo thống kê của 24 quận/huyện, TP HCMtrong số 3,4 triệu xe máy thuộc diện phải đóng phí có 502.000 xe có dung tích đến 100 cm³; 2,6 triệu xe có dung tích 100-175 cm³ và gần 199.000 xe dung tích trên 175cm³. Theo đề xuất, dự kiến hằng năm TP sẽ thu gần 370 tỉ đồng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật