Bán đường cao tốc: Thận trọng với tuyến đường huyết mạch

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Với những tuyến đường huyết mạch và liên quan đến an ninh, quốc phòng cần hết sức thận trọng”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội:
Bán đường cao tốc: Thận trọng với tuyến đường huyết mạch
Ảnh minh họa

Lưu ý khi bàn về việc VEC công bố chuyển nhượng 5 tuyến đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kế hoạch chuyển nhượng 5 tuyến cao có chiều dài khoảng 550 km, tổng mức đầu tư lên tới 125.572 tỷ đồng, tương đương khoảng 6 tỷ USD. Trước đó, VIDIFI cũng đã thông qua kế hoạch bán 70% cổ phần của dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho một nhà đầu tư đến từ Ấn Độ. Quan điểm của ông về chủ trương bán đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?

Theo tôi việc bán cổ phần, chuyển nhượng có 2 phần. Trong đó phần một là bán quyền thu phí đối với các tuyến đường đã hoàn thành như tuyến đường Hà Nội - Lào Cai vì tuyến cao tốc này chạy một tháng đã thu được hơn 35 tỷ đồng, mức doanh thu tương đối cao. 

Những tuyến đường này được đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, nguồn doanh nghiệp huy động… khi đã đi vào hoạt động, bảo trì, quản lý và thu phí chủ đầu tư có thể bán cổ phần cho các nhà đầu tư khác để hoàn vốn.

Tôi cho rằng đây là phương án hay, điều cần thiết như việc xây nhà xong cho thuê, trong thuê đó tôi tính cả việc sửa chữa, bảo trì trong một thời gian nhất định thu lại được vốn.

Phương án 2 là đầu tư chưa xong, đối tác thiếu vốn không hoàn thành, nhà nước thu hồi lại vì vậy sẽ kêu gọi nhà đầu tư tiếp tục đầu tư và tiếp tục quản lý bảo trì và thu phí để hoàn vốn. 

Phương án 3, dự án chưa xây dựng và mới có phương án thiết kế, dự toán, ai có vốn ứng vào và đồng thời sau đó quản lý, sử dụng theo quy luật, tính toán của Bộ Tài chính, Bộ GTVT. Đây không có nghĩa là bán, bán tất cả sẽ không hay.

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc bán khoán doanh nghiệp, tuyến đường để thu hồi vốn cho nhà nước lấy vốn đó để đầu tư trở lại làm những con đường khác.

Theo ông trong việc bán cổ phần đường cao tốc cho các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?

Với những tuyến đường huyết mạch và liên quan đến an ninh quốc phòng cần hết sức thận trọng.

Giả sử trong trường hợp khi có việc cấp thiết cần sử dụng đến đường nhưng công nhân tại đây là công nhân nước ngoài hoặc nước ngoài quản lý đình công sẽ khiến công việc của chúng ta bị gián đoạn nên tuyến huyết mạch liên quan an ninh quốc phòng cần tìm hiểu, cân nhắc nhà đầu tư phù hợp với phương án. 

Có ý kiến cho rằng việc chuyển nhượng, bán cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ đẩy mức phí tăng, thưa ông?

Điều này có khả năng xảy ra vì vậy khi làm hợp đồng kinh tế tất cả các yếu tố đó phải đưa vào và tính toán từ trước từ những vấn đề như trượt giá, xây dựng bảng giá của từng năm một vì bảng giá chỉ phù hợp cho từng năm một.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội. Ảnh: Tâm An

Các yếu tố này cần phải được tiên lượng tốt và đưa vào, như vậy mới đảm bảo hợp tác lâu dài giữa nhà đầu tư và có lợi nhất cho người dân, xã hội.

Đây là sự việc đầu tiên bán cổ phần đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài, theo ông có sự trở ngại pháp lý?

Tôi cho rằng khái niệm này nên mở rộng ra là các nhà đầu tư không nên bó hẹp trong phạm vi nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nào có vốn chủ đầu tư cho họ đầu tư.

Có thể có những nhà đầu tư là Việt kiều họ đã từng đầu tư nhiều dự án nên theo tôi không nên phân biệt thay vào đó chủ yếu dựa trên sự tính toán lợi ích thực sự, sự đồng thuận của nhân dân và đảm bảo an ninh quốc phòng lâu dài. 

Theo tôi không chỉ lĩnh vực giao thông mà các lĩnh vực khác cũng nên kêu gọi đầu tư và dành cho họ quyền đầu tư lâu dài để họ cung cấp vốn cho mình. 

Ngay như cảng Nha Trang có thể dành cho tàu thuyền của Việt Nam và các nước vào bảo dưỡng vậy nếu như các nước có nhu cầu xây dựng nhà máy bảo dưỡng tàu thuyền, việc cho thuê họ lại sẽ mang lại nhiều lợi ích như giải quyết lao động Việt Nam, nâng tay nghề, nhân công của Việt Nam.

Hay sân bay Long Thành chúng ta đang nghĩ đến việc đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nhưng sân bay Long Thành có lợi thế là nằm ở vùng giáp biển, gần cảng biển cảng sông, khu công nghiệp, đội ngũ công nhân tay nghề cao nên chăng kêu gọi những nhà sản xuất máy bay của thế giới xây dựng một nhà máy bảo trì máy bay tại đó cho Đông Nam Á. Tôi nghĩ phải rộng như vậy, sân bay không chưa đủ. 

Việc bán cổ phần, chuyển nhượng cần được diễn ra như thế nào để đảm bảo tính minh bạch và tìm kiếm những nhà đầu tư tốt nhất, thưa ông?

Chúng ta đấu giá bán cổ phần công khai, chủ đầu tư có đủ trình độ khoa học kỹ thuật, đủ tay nghề, đủ năng lực, trình độ vốn thì chúng ta chấp nhận bán cổ phần. Không ngoại trừ khả năng chủ đầu tư không thực hiện được chúng ta phải lên phương án chọn nhà thầu khác.

Ngay như việc “bôi trơn” nhận thầu khó nói nhưng có thật và thường các nước ngoài phát hiện ra do ở Việt Nam mặc dù đã đẩy mạnh việc nâng cao trình độ giác ngộ chống tham nhũng nhưng cơ chế chưa có những giải pháp có thể đi vào chi tiết. 

tham nhũng trong dự án được khép kín, có nghi ngờ nhưng không có chứng cứ, có tài liệu thì không thể tố cáo, rất khó kiểm soát. Ngoài ra, pháp luật chưa có chế tài bảo vệ nhân chứng, người tố cáo.

Vì vậy việc đấu giá bán cổ phần đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài phải được diễn ra công khai, minh bạch, thậm chí phải có sự giám sát của tổ chức độc lập.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật