Nhiều đại học dùng học bạ để xét tuyển

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015, nhiều trường có đề án tuyển sinh bằng cách xét học bạ, thậm chí có trường dành 80% chỉ tiêu để xét tuyển theo phương thức này.
Nhiều đại học dùng học bạ để xét tuyển
Ảnh minh họa

Năm 2015, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đăng ký thực hiện tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng theo 2 phương thức: Xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (các cụm thi do các trường ĐH chủ trì) của 3 môn thi thuộc khối xét tuyển của trường; Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập THPT được ghi trong học bạ của 3 môn học thuộc khối xét tuyển của Trường.
Đối với xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT có điểm bình quân 3 môn của khối xét tuyển ở lớp lớp 11 và kỳ 1 ở lớp 12 (3 kỳ) đạt từ 6,0 điểm trở lên (cho Đại học) và 5,5 điểm trở lên (cho Cao đẳng) đủ điều kiện xét tuyển. Hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An dự kiến dành 30% chỉ tiêu đại học và 30% chỉ tiêu cao đẳng để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

Tương tự Trường Đại học Bình Dương dành 70% chỉ tiêu xét tuyển vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10, 11, 12 (theo học bạ) với tiêu chí có bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 hoặc của những năm trước. Căn cứ vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10, 11, 12 theo học bạ. Cụ thể, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình 3 năm lớp 10,11,12 (trong đó điểm năm lớp 12 có hệ số 2) của 3 môn theo khối đăng ký xét tuyển.
Trong thông báo tuyển sinh 2015 của Trường Cao đẳng, Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ xét tuyển theo kết quả học tập ở lớp 12 bậc THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trường yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT. Lấy điểm tổng kết cả năm 3 môn học của lớp 12 ở bậc THPT tương ứng với các môn thi thuộc từng khối thi được quy định như khối A, A1,B,D1. 
Điểm xét tuyển được xác định dựa trên tổng số điểm của 3 môn học lớp 12 theo từng khối thi và điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, tổng điểm của 3 môn học lớp 12 theo từng khối thi phải đạt ngưỡng tối thiểu 16,5 điểm (trung bình 5,5 điểm/môn). Tỷ lệ chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo tiêu chí này là 80%. Còn 20% chỉ tiêu dành cho xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Chỉ xét tuyển những thí sinh có điểm trung bình từ 6,5 trở lên
Một số trường đại học bên cạnh phương án xét tuyển theo từng khối thi thì vẫn sử dụng kết hợp cả kết quả điểm trung bình chung học tập trong các năm học lớp 10, 11, 12 (thể hiện trên học bạ) để xét tuyển và phải có điểm trung bình chung học tập từ 6,5 trở lên.
Trường Đại học Ngoại thương chỉ xét tuyển từ các thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên và hạnh kiểm khá trở lên. Trường này xét tuyển theo từng khối thi. Điểm trúng tuyển của trường xác định theo từng chuyên ngành đăng ký, kết hợp với điểm sàn vào trường theo từng khối thi.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trước khi xét tuyển từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng sẽ sơ tuyển các thí sinh có tổng điểm trung bình các môn học thuộc tổ hợp 3 môn thi xét tuyển (của 6 học kỳ) từ 20 trở lên. Ở một số ngành, môn Toán được chọn là môn chính (hệ số 2).
Trường Đại học Y Thái Bình sẽ sơ tuyển, sau đó sử dụng kết quả thi 3 môn Toán, Hóa học và Sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 để xét tuyển. Trường dựa vào xếp loại hạnh kiểm và kết quả học tập các môn Toán, Hóa học và Sinh học trong 5 học kỳ THPT (với thí sinh tốt nghiệp năm 2015) hoặc 6 học kỳ (với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước). Thí sinh phải có hạnh kiểm khá, và để được tuyển vào Ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng và Dược học, thí sinh phải có kết quả học tập tổng điểm trung bình của 3 môn Toán, Hóa học và Sinh học đạt từ 19,5 điểm trở lên.
Học viện Ngân hàng xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học và thí sinh cũng phải có kết quả trung bình chung học tập từng năm trong ba năm phổ thông trung học đạt 6,5 điểm trở lên.
Trường Đại học Y Hà Nội căn cứ vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để tuyển sinh cộng với việc giữ nguyên 3 môn xét tuyển khối B là Toán, Hóa học và Sinh học. Tiêu chí sơ tuyển sẽ dựa vào tổng điểm trung bình của ba môn Toán, Hóa học và Sinh học của năm học kỳ THPT, đối với các thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước là 6 học kỳ. Để vượt vòng sơ tuyển, thí sinh phải đạt yêu cầu điểm trung bình của mỗi môn Toán, Hóa học và Sinh học trên 7 điểm đối với hệ bác sĩ, và trên 6 điểm đối với hệ cử nhân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật