Việt Nam dư thừa 30% công chức, viên chức

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng lao động thấp.
Việt Nam dư thừa 30% công chức, viên chức
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho biết như trên tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trước Quốc hội ngày 30/10.

Theo đại biểu, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn nghịch lý. Tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ cao, thiếu chuyên gia cao cấp và dư thừa lao động xã hội, trong đó khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng lao động thấp.

Trong đó, số lao động là công chức, viên chức dư thừa không hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vị trí việc làm đang đảm nhiệm, tuy nhiên lại khó tinh giản hoặc bố trí việc khác.

Đại biểu cho biết, năng suất lao động Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động, lao động Việt Nam và một số nước đang phát triển có mức lương cao hơn so với năng suất tạo ra.

Đại biểu đánh giá, năng suất lao động thấp không chỉ với công nhân (lao động sản xuất vật chất trực tiếp) mà cả lao động quản lý (lao động gián tiếp), tạo nhiều hệ lụy tiêu cực.

Nghịch lý tăng và dư thừa lao động trong bộ máy quản lý trong khi năng lực, hiệu quả quản lý không tăng, thậm chí suy giảm.

Bà Hà cho rằng, nghịch lý này đã đang gây nhiều áp lực, bức xúc trong xã hội, hạn chế năng lực cạnh tranh và chất lượng phát triển đất nước. Thu nhập của người lao động khó tăng nhanh do nguyên tắc tiền lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, năng suất lao động và mức tăng thu nhập chậm hơn mức tăng năng suất lao động.

Dù chi phí tiền lương cao sẽ buộc doanh nghiệp sử dụng lao động áp dụng máy móc, công nghệ hiệu quả hơn nhưng nếu ép tăng lương duy ý chí, hành chính sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và tăng áp lực thất nghiệp. Áp lực thất nghiệp doanh nghiệp dễ phá sản và giảm bớt lao động.

Cũng tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cho biết, hiện có hàng trăm ngàn lao động có trình độ đại học thất nghiệp.

Bà cho rằng, con số hàng trăm lao động có trình độ đại học thất nghiệp rất đáng suy nghĩ. Dự đoán trong thời gian tới, tỷ lệ này còn tăng lên. Lao động có trình độ thất nghiệp liên quan đến năng suất lao động. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam kém.

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết, năm 2015, Chính phủ đề ra mức phấn đấu giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động. Bà đề nghị Chính phủ quan tâm, giải quyết tận gốc lao động có trình độ cao nhưng giấu bằng cấp chấp nhận lao động giản đơn. Hoặc tệ hơn nữa, lao động có trình độ cao không có việc làm như hiện nay, tránh lãng phí cho xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật