Ông Nguyễn Bá Thanh vẫn điều hành công tác

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên quan đến hoạt động của Ban Nội chính Trung ương, Phó Ban Nội chính Nguyễn Doãn Khánh cho biết, mặc dù đang chữa bệnh ở nước ngoài nhưng Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh vẫn thường xuyên liên lạc, chỉ đạo điều hành công việc.
Ông Nguyễn Bá Thanh vẫn điều hành công tác
Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh trao đổi với báo chí ngày 30/10 - ảnh: Tuệ Khanh

Bên hành lang Quốc hội sáng 30/10, Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho biết, mặc dù đi chữa bệnh nhưng Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh vẫn điều hành công việc thông qua thư ký trực tiếp.


“Công việc của Ban cũng phân ra cho các đồng chí Phó ban đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau, cho nên không có gì ảnh hưởng nhiều. Còn các quan điểm chỉ đạo chung thì chỉ có những gì bất thường, những việc lớn thì mới chủ động xin ý kiến, còn thì vẫn tiến hành bình thường.” - ông Nguyễn Doãn Khánh chia sẻ.

 

 

Liên quan đến khẳng định mới đây của ông Khánh về việc “có hối lộ tìn‌ּh dụ‌ּc”, trao đổi với báo chí, Phó Ban Nội chính Trung ương nói: “Khuyến cáo của các chuyên gia Quốc tế cho rằng, cần phải mở rộng thêm quan niệm về tài sản hối lộ, không chỉ là tài sản vật chất mà bao gồm cả lợi ích về tinh thần, ví dụ liên quan cả đến việc thi đua, khen thưởng… Người ta cũng đề cập đến cả việc cung cấp dịch vụ tìn‌ּh dụ‌ּc, bởi đó cũng là hối lộ. Đây cũng là hướng để ta nghiên cứu mở rộng thêm cái khái niệm về tài sản hối lộ.

 

- Nhưng với chức năng của Ban Nội chính Trung ương, các ông đã nhận được những phản ánh, những báo cáo thực tế nào về tình trạng này chưa hay chỉ mới là hiện tượng qua báo chí, thưa ông?

 

Chủ yếu là qua báo chí. Đây cũng là một lĩnh vực rất nhạ‌y cả‌m, cho nên thông thường, khi người ta thực hiện những việc đó thì người ta cũng không muốn đề cập đến, và những người được hưởng dịch vụ đó thì đương nhiên không tiết lộ rồi.

 

- Nhưng hiện nay thực tế chưa từng bắt được vụ nào liên quan đến vấn đề hối lộ tìn‌ּh dụ‌ּc ở Việt Nam?

 

Luật pháp có nhiều nhiều chức năng, trong đó có cả chức năng về dự báo định hướng, dự báo tình hình phát triển tội phạm để mình có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn trước.

 

- Với vai trò là cơ quan thường trực của cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng, sắp tới mình sẽ có những khuyến cáo như thế nào về vấn đề này, thưa ông?

 

Đây cũng là nội dung mà vừa rồi trong một hội thảo bao gồm cả chuyên gia, cố vấn phát triển về luật pháp, trong đó có cả chuyên gia của Anh tham gia đóng góp các quan điểm vào các vấn đề chung. Những khuyến cáo của chuyên gia này cũng nằm trong khuyến cáo của LHQ và nằm trong phạm trù của luật pháp quốc tế về phòng chống tham nhũng mà ta đã tham gia.

 

Chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện bộ luật Hình Sự, trong đó có liên quan đến tội tham nhũng. Không phải cái gì công ước LHQ có mình cũng phải có, nhưng khi tham gia công ước thì cũng có những ràng buộc với các nước thành viên. Với những điều mà thế giới mà đã trải qua, đã có kinh nghiệm thì mình cũng phải lựa chọn những vấn đề hợp lý để nghiên cứu. Trong hội thảo các chuyên gia cũng nói, dịp sửa đổi Luật Hình Sự này cũng là cơ hội để chúng ta hoàn thiện được hệ thống Pháp Luật Việt Nam tiệm cận được với Luật pháp quốc tế.

 

- Thưa ông, chúng ta có nghiên cứu miễn trách nhiệm Hình Sự đối với người đưa hối lộ không?

 

Có đại biểu cũng phát biểu là đối với người đưa hối lộ thì có thể phải quy định trong một số trường hợp sẽ không được coi là tội phạm. Nhưng trên quan điểm của các chuyên gia cũng như cá nhân tôi thì thấy là giữa mặt quy định về luật pháp với chính sách xử lý là 2 cái khác nhau của vấn đề xây dựng Pháp Luật.

 

Khi mà người ta đưa và nhận hối lộ xong thì thì đương nhiên việc nhận hối lộ đã hoàn thành. Vậy bước xử lý là bước sau. Không phải vì việc đã xử lý mà ta coi hành vi đưa hối lộ là không phạm tội. Nhưng quan điểm xử lý đối với những người chủ động đến với các cơ quan tư pháp cung cấp thông tin, chủ động khai báo, chủ động giúp các cơ quan điều tra để đưa việc phạm tội ra Pháp Luật thì mình sẽ có các biện pháp để xem xét với họ, thậm chí có thể tham miễn toàn bộ tội Hình Sự. Tuy nhiên, không vì thế mà xóa nhòa ranh giới giữa hành vi vi phạm Pháp Luật với xử lý hành vi vi phạm Pháp Luật.

- Thưa ông, Ban Nội chính Trung ương đánh giá như thế nào về báo cáo của chính phủ về tình hình tham nhũng trình Quốc hội?

 

Nhìn chung là công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, trên mấy phương diện chính. Ngoài việc hoàn thiện thể chế, Pháp Luật về phòng chống tham nhũng thì trên thực tiễn, chúng ta cũng đã tăng cường rất nhiều công tác kiểm tra phòng ngừa tham nhũng.

 

Gần đây nhất, trong tháng 10 vừa rồi, đã tổ chức 7 đoàn đi kiểm tra các Bộ, 4 đoàn đi kiểm tra 8 tỉnh, địa phương về việc triển khai phòng chống tham nhũng. Trong thực tiễn, việc xử lý các vụ án tham nhũng cũng đã được tăng cường, tạo ra được sự phòng ngừa, răn đe khá tốt.

 

- Qua công tác kiểm tra ở một số bộ và địa phương, ông đánh giá như thế nào?

 

Theo thông lệ và quy định thì vào 15/11 mới kết thúc và có báo cáo. Tuy nhiên có thể thấy qua kiểm tra, bước đầu đã phát hiện được những sai phạm ở dưới, đặc biệt là những việc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhưng chưa đưa ra cơ quan điều tra để xử lý Hình Sự. Đây cũng là hạn chế.

 

Hay trong quản lý các dự án thì quy trình quản lý đầu tư cũng chưa chặt chẽ nên dẫn đến vừa điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến đội vốn cao. Cái này sau khi có kết quả điều tra thì sẽ có kiến nghị với ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương và các cấp có thẩm quyền trực tiếp ở địa phương để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Xin cảm ơn ông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật