Báo Nga: Khi Nhật Bản và Mỹ tung “kiếm sắc” chống Trung Quốc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quân đổ bộ của Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ hoạch định những kỹ năng hợp đồng tác chiến chiếm các đảo trong quá trình cuộc tập trận hải quân quy mô lớn, được tổ chức ngày 08-ngày 19 tháng 11 tại vùng biển tây-nam Nhật Bản.
Báo Nga: Khi Nhật Bản và Mỹ tung “kiếm sắc” chống Trung Quốc
Ảnh minh họa

Quân đổ bộ của Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ hoạch định những kỹ năng hợp đồng tác chiến chiếm các đảo trong quá trình cuộc tập trận hải quân quy mô lớn, được tổ chức ngày 08-ngày 19 tháng 11 tại vùng biển tây-nam Nhật Bản, Tiếng nói nước Nga đưa tin.

Tính đến cuộc tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền với các đảo trên biển Hoa Đông, cuộc tập trận "Keen Sword" (Kiếm sắc) hàm chứa ngụ ý khá rõ rệt là chống Trung Quốc, như nhận xét của chuyên viên Konstantin Sivkov Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa chính trị.

Cuộc tập trận Mỹ-Nhật với qui mô huyền thoại như vậy là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm rưỡi. Tập trận lớn lần thứ nhất diễn ra vào đầu tháng Sáu năm ngoái ở bờ biển Hoa Kỳ. Khi đó Chủ tịch Tập Cận Bình đang có chuyến công du đến nước Mỹ.

Cuộc tập trận sắp tới huy động hơn 40.000 quân, 25 tàu chiến và 260 máy bay, về thời gian sẽ trùng với dịp tiến hành Hội nghị thượng đỉnh của APEC ở Thượng Hải.

Năm ngoái, Trung Quốc đã yêu cầu hủy bỏ tập trận, xem đó là sự khiêu khích công nhiên. Nhưng Washington và Tokyo không chấp nhận quan điểm của Bắc Kinh. Hơn thế nữa, hai nước này cũng chẳng thấy cần rút ra bài học cho tương lai. Thế là bây giờ đang có áp lực quân sự-chính trị mới đặt ra với Trung Quốc, chuyên viên Konstantin Sivkov đánh giá.

“Những cuộc tập trận này mang tải trọng gấp đôi. Một mặt, hoạch định phương án hành động chung để chiếm các đảo trong chiến dịch hỗn hợp của không quân và hải quân. Khía cạnh thứ hai là phô trương cho Trung Quốc thấy quyết tâm của Washington theo hướng sát cánh hành động chung với Tokyo, cùng bảo vệ các đảo tranh chấp nếu như Trung Quốc thử chiếm đoạt của Nhật Bản. Chắc Trung Quốc sẽ đáp trả bằng động thái ngoại giao, đưa công hàm khẳng định chủ quyền của họ với các đảo. Trong khu vực tập trận có thể xuất hiện một số tàu Trung Quốc để trương cờ và tiến hành do thám quân sự”.

Do thám tình báo đang trở thành một trong những luận cứ chính trong đà leo thang cuộc chiến thần kinh tại khu vực. Ngày 22 tháng Mười, báo Nhật Bản "Asahi" cho biết Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tiến hành hoạt động chung, theo dõi Trung Quốc từ vũ trụ để đối phó với những cuộc tấn công quân sự tiềm năng từ nước này.

Báo trích dẫn lời phát biểu của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách kiểm soát vũ khí, ông Frank Rose. Vị quan chức bày tỏ mối quan ngại về đà gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là sau cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh hồi tháng Bảy.

Trong bối cảnh ngày càng tích tụ đối đầu quân sự tại khu vực, ngày 21 tháng Mười đã bắt đầu lắp đặt dàn radar thứ hai của lực lượng phòng thủ tên lửa trên cơ sở căn cứ của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ "Kyogamisaki" tại thành phố Kyotango thuộc vùng bờ biển Nhật Bản. Radar sẽ bắt đầu hoạt động ngay trước khi hết năm.

Ở đây là chuyện nói về thành tố mới của hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ tại châu Á. Lầu Năm Góc đang triển khai xây dựng "vòng cung lửa" từ Alaska đến Australia qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhằm kiềm chế Trung Quốc, đó là nhận xét của ông Vladimir Evseev Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính trị-Xã hội của Nga. Hẳn là Trung Quốc sẽ phản ứng tiêu cực trước bất kỳ hoạt động triển khai hệ thống như vậy, chuyên viên Nga dự báo.

“Trung Quốc sẽ buộc phải tiến đến tăng cường tiềm năng hạt nhân của mình với tên lửa tầm xa. Trong đó, không riêng dàn radar chỉ theo dõi rà soát, thứ khiến Trung Quốc lo ngại nhiều hơn, chính là hệ thống tấn công của lá chắn tên lửa. Mà hệ thống này chủ yếu đóng căn cứ trên biển. Đó là khu trục hạm với hệ thống tên lửa "Aegis". Những con tàu như thế có mặt trong trang bị của Nhật Bản, Hàn Quốc, và đang được chế tạo dành cho Australia. Trang bị trên khu trục hạm đủ khả năng đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở độ cao 250 km. Đó là điều khiến Bắc Kinh hết sức lo ngại.

Câu trả lời có thể, là gia tăng số lượng các hệ thống tên lửa cơ động và điều chuyển các trạm phóng dưới hầm đến điểm ở sâu trong đất liền theo hướng mở rộng kho dự trữ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Phương án như vậy sẽ loại bỏ khả năng đánh chặn tên lửa ở khoảng kích hoạt”.

Hồi tháng Tám 2013 đã xuất hiện thông tin rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ đang xem xét phương án lắp đặt dàn radar thứ ba tại khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện theo dõi định vị chính xác hơn nữa những cuộc phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Không loại trừ là vị trí đặt dàn radar thứ ba được lựa chọn có thể là Philippines.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật