Nga mà ‘gục’ thì khối nước cũng ‘băng hà’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một hội nghị tại khu vực sang trọng gần Sochi đã được tổ chức để thay thế cho Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Nga, khi nó bị hủy sau các bất đồng về vấn đề sáp nhập của Crimea.
Nga mà ‘gục’ thì khối nước cũng ‘băng hà’
Phương Tây không dễ bắt nạt TT Putin

Trong cuộc trao đổi giữa chuyên gia các nước, các chuyên gia Mỹ đã gây ngạc nhiên khi thể hiện sự lo lắng đối với các biện pháp trừng phạt Nga.

Các chuyên gia này không biện hộ cho Moscow và cũng trình bày sự quan ngại về việc can thiệp của Nga tại Ukraine. Tuy nhiên, họ đã cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây là vô tác dụng và có nguy cơ gây nguy hiểm cho chính mình.

Ông Gaddy, một nhà phân tích kinh tế Nga hàng đầu, cho biết cơ cấu kinh tế tương đối nguyên thủy của Nga cho phép nó chịu đựng các biện pháp trừng phạt từ phía đồng minh. Đồng thời, với những người Nga yêu nước, những người đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế kể từ khi Liên Xô sụp đổ, sẽ giúp Nga phục hồi dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thay vào đó, các biện pháp “phân mảnh” hệ thống kinh tế toàn cầu của Washington sẽ thúc đẩy các nền kinh tế đang lên như Trung Quốc xây dựng một hệ thống kinh tế phù hợp để chống lại các biện pháp trừng phạt tương tự trong tương lai.

Chuyên gia Andrew Kuchins thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế của Washington, cho rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể tăng tốc độ suy giảm sự thống trị toàn cầu của đồng dollar. Quan trọng hơn, các biện pháp này thậm chí có thể tăng cường sự gắn kết trong hệ thống của Tổng thống Putin, kích động quá trình “tái phân bổ tài sản” cho các thành viên xung quanh tổng thống. Tiêu biểu là cuộc tấn công pháp lý đối với tỷ phú Vladimir Yevtushenkov.

Đặc biệt, ông Gaddy còn cảnh báo rằng Nga đang nắm giữ ba vũ khí tiềm năng nhất nếu quan hệ các bên có chiều hướng xấu đi: tên lửa hạt nhân, nguồn cung năng lượng, và các cuộc tấn công không gian mạng. Nếu Nga sử dụng chúng thì sẽ là một thảm họa đối với các nước được cho là đối thủ của Moscow.

Các quan chức cấp cao khác cũng cảnh báo các nền kinh tế tư nhân rằng, Nga có nguy cơ sẽ phải rời khỏi Swiff, hệ thống giao dich tài chính liên kết giữa các ngân hàng, điều mà Nghị viên châu Âu ủng hộ, như một “động thái chiến tranh”. Các biện pháp trừng phạt đã biến một cuộc đụng độ ở Ukraine thành một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga, với giả thuyết Washington đang tìm cách lật đổ chế độ của Tổng thống Nga Putin.

Phần lớn nhà phân tích đồng ý với Mỹ và EU về việc áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trước hành động can thiệp của Nga tại Ukraine. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng cần phải cân nhắc cẩn thận các biện pháp để tránh gây phản tác dụng đối với nền kinh tế của mình.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật