Ngủ thế nào là đủ giấc?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thực tế là không có con số chuẩn nào cho thời lượng của một giấc ngủ hoàn hảo. Cũng như bạn không thể có cỡ giày chuẩn cho tất cả mọi người vậy.
Ngủ thế nào là đủ giấc?
Ảnh minh họa

Nhắc đến mất ngủ, bạn sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh trằn trọc cả đêm không nhắm mắt. Thế nhưng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc nằm hàng giờ trêngiường mà không chợp mắt chỉ là một dạng thức của chứng rối loạn giấc ngủ. Và có thể bạn đang có vấn đề với “việc” ngủ mà không hề hay biết!

 

Bạn nên ngủ bao nhiêu lâu?

 

Thực tế là không có con số chuẩn nào cho thời lượng của một giấc ngủ hoàn hảo. Cũng như bạn không thể có cỡ giày chuẩn cho tất cả mọi người vậy.

 

Nhưng trung bình, một người trưởng thành ngủ từ 7-9 tiếng/ ngày. Một số người thì quen sống với chỉ 5-6 tiếng ngủ mỗi tối. Những con số đó hợp lý hay không phụ thuộc vào việc, họ có thoải mái và khỏe mạnh đến đâu với thời lượng giấc ngủ.


Theo một nghiên cứu của Anh vào năm 2007, những người có thời lượng ngủ ổn định hàng đêm vào khoảng 7-8 tiếng, sống khỏe mạnh và lâu hơn. Còn những người hay phải điểu chỉnh thời lượng ngủ của mình (tăng hoặc “bớt xén”) , thường gặp vấn đề về sức khỏe.

 

Vì thế, điều quan trọng là bạn phải tìm ra một thời gian ngủ phù hợp cho mình, và giữ vững thời gian biểu đó.

 

Sự nguy hiểm của mất ngủ

 

Cuộc sống công nghiệp khiến bạn cắt giảm thời gian nghỉ ngơi của mình để làm việc.

 

Tuy nhiên, việc thiếu ngủ ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Theo một nghiên cứu khác tại Anh, những người thường xuyên bị mất ngủ ( ngủ ít hơn 5 tiếng /ngày) có nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, nghiện rượu, suy kiệt,…và tai nạn giao thông.

 

Đặc biệt, mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung, làm con người dễ nổi nóng tức giận.

 

Chất lượng và số lượng

 

Bạn cần cân nhắc giữa 2 khái niệm chất lượng và số lượng của giấc ngủ.

 

Có những người bị rối loạn về giấc ngủ mà không hề hay biết. Bạn có thể ngủ đủ thời lượng, nhưng có thể trong giấc ngủ bạn bị bóng đè, ngừng thở khi ngủ…

 

Tất cả những dấu hiệu ấy, không phải bệnh nhân nào cũng phát hiện ra. Và họ thường chủ quan vì thấy mình vẫn ngủ đủ giấc.

 

Chính vì vậy, nếu bạn ngủ dậy sớm cảm thấy sảng khoái thì chúc mừng bạn. Còn nếu, giận dữ, không tập trung, quát tháo,…thường xuyên sau khi thức thì có thể bạn đang bị rối loạn về giấc ngủ.
 
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật