Sự căng thẳng chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn làm bé sợ và ảnh hưởng đến những người xung quanh. Không nên ép bé ăn thêm, cũng như người lớn, dạ dày chỉ chứa được trong khả năng có thể. Nếu đói, bé sẽ tự phát sinh nhu cầu.
Chúng ta phải nhớ, khi ăn ngon miệng, dạ dày chúng ta sẽ tiết ra dịch vị có tác dụng hấp thụ. Ngược lại khi uể oải, chán ăn thì lượng dịch vị này giảm làm mức độ hấp thụ cũng kém. Vì thế chỉ nên ăn ngon miệng vì nó tốt hơn ăn nhiều mà “ngán đến tận cổ”.Tăng cường vận động sẽ tiêu hao năng lượng
Lứa tuổi cơ thể phát triển nhiều nhất là 5 năm đầu và 5-6 năm trước và sau lúc dậy thì. Chính vì vậy, để hỗ trợ cho quá trình này, bạn cần giúp bé vận động, tập thể dục thể thao ở lứa tuổi 3-6 sẽ giúp bé phát triển cơ thể một cách toàn diện; đồng thời cũng giúp bé tiêu tốn bớt năng lượng và mau đói hơn.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em ở thành phố biếng ăn chính là vì chúng được chăm sóc quá kỹ, ít có không gian và thời gian vận động. Năng lượng không tiêu tốn thì làm sao nạp thêm vào được.
Đây là cách làm hiệu quả hơn rất nhiều lần nếu bạn sử dụng cách cho bé đói bằng phương pháp nhịn ăn. Để bé ăn bữa chính ngon miệng, bạn cho nhịn bữa phụ trong khi trẻ đang muốn ăn là một điều không nên vì nhịn lâu quá bé dễ bị lả đi vì mệt lại càng không thể ăn được. Trong trường hợp bé không chịu ăn bữa chính, có thể cho bé nhịn, nhưng sau đó nên cho bé ăn bữa phụ hoặc uống sữa sớm hơn để bé không mất sức.
Trẻ từ 3 tuổi trở đi có thể cho đi bộ vào buổi sáng hay tập xe đạp vào buổi chiều... ngoài ra các bé còn có thể tham gia vào các lớp võ thuật hay bơi lội, vừa phát triển toàn diện lại thêm tính kỷ luật và lòng tự tin nữa. Bé gái thì có thêm các lớp thể dục nhịp điệu cho nhi đồng. Tuy nhiên, cơ hội vận động thân thể không chỉ gói gọn trong các khóa học hay thời gian nhất định mà có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Hãy giúp bé có niềm vui ăn uống
Lứa tuổi 3-6 rất thích khám phá và thế giới thực phẩm cũng là một điều tác động đến tâm hồn ăn uống của trẻ. Ăn uống đa dạng không chỉ gói gọn trong việc ăn cho đủ chất tinh bột, đạm, xơ và chất béo, mà còn phải đủ các loại thực phẩm cũng như hình thức chế biến nữa. Hơn nữa còn rất quan trọng cho hệ miễn dịch vì giúp trẻ không bị dị ứng với với thực phẩm lạ.
Cho trẻ làm quen với thực phẩm khi cùng trẻ đi chọn đồ ăn cho gia đình. Biểu hiện thái độ tích cực khi chọn những thực phẩm tốt cho trẻ, để trẻ thấy thích thú với loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng nên cho phép bé chọn một vài món mà bé thích. Không nên phản đối những thứ bé thích cho dù đó là những thứ mà mình ghét hoặc chưa bao giờ động tới. Rất nhiều người lớn lên mà không ăn được rất nhiều thứ thông dụng chỉ vì ở nhà mẹ không bao giờ nấu cả.
Bữa ăn gia đình có trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ |
Kiên nhẫn với bữa ăn của trẻ
Ăn uống cũng là một phần quan trọng trong quá trình dạy bé trưởng thành. Mỗi hành động, mỗi phương pháp mà người lớn áp dụng sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với trẻ. Chính vì thế đòi hỏi mỗi người mẹ phải kiên quyết và nhẫn nại để định hình nết ăn ở trẻ. Thế nên các bà mẹ nên biết: “Lượng ăn không quan trọng bằng nết ăn”. Đừng bỏ cuộc vì dạy nết ăn cho con chính là dạy con trưởng thành. Mẹ biết thư giãn và giữ tinh thần bình tĩnh, đó là tấm gương tốt để cho bé noi theo.
Mẹ không ép con ăn là thể hiện sự tôn trọng. Bé hiểu mình được tôn trọng và sẽ biết đòi hỏi mọi người đối xử với bé như thế. Việc tập luyện thể dục thể thao ngay từ nhỏ không chỉ trang bị cho bé sức khỏe và sự tự tin mà nó còn tạo một lối sống tích cực sau này. Hãy cho bé cùng tham gia là cách tốt nhất để mẹ và bé chia sẻ cởi mở cùng nhau. Nhiều bà mẹ, ông bố không hiểu được con mình chỉ vì không thể nào trò chuyện thoải mái với các con được.
Bữa ăn gia đình có trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Người lớn trong gia đình cần xác định rõ điều này để cùng nhau tạo lập phương pháp chăm sóc trẻ, để mỗi bữa ăn là một niềm vui, sự hứng khởi, chứ không phải là những lời quát nạt, thúc giục, gây ức chế không có lợi cho sự phát triển của trẻ sau này.