Khám phá các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vũ trụ có hàng trăm tỷ thiên hà, mỗi thiên hà có hàng chục tỷ ngôi sao, mỗi hệ sao có hàng chục hành tinh. Việc tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và Trái Đất luôn được các nhà thiên văn học quan tâm.
Khám phá các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh chính thức.

Ngày 21/4/1994, nhà thiên văn người Ba Lan Alexander Wolszczan đã thông báo về việc tìm ra các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời.

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có khối lượng đủ để lực hấp dẫn của chính nó vượt qua được các sức hút khác sao cho nó có dạng cân bằng thủy tinh (gần như hình cầu) và lực hấp dẫn của nó phải hút sạch các vật thể nhỏ hơn nó nằm trong quĩ đạo của nó.
Chữ "hành tinh" là một chữ Hán - Việt có nghĩa là một "tinh cầu di động", không đứng yên một chỗ. Sở dĩ có tên gọi này là để phân biệt hành tinh với các ngôi sao khác trên trời.


Ý niệm về các hành tinh đã gắn liền với lịch sử của nó, từ những ngôi sao lang thang tượng trưng cho các vị thần của người xưa cho đến các thiên thể giống Trái Đất của thời đại khoa học. Khái niệm hành tinh đã được mở rộng cho các thiên thể không chỉ ở trong hệ Mặt Trời, mà cho hàng trăm hành tinh khác nằm ngoài hệ Mặt Trời. Nhiều sự mơ hồ xuất phát từ việc định nghĩa hành tinh đã gây ra rất nhiều tranh cãi khoa học.

Các nhà khoa học đã phát hiện được hàng trăm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Theo Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, có 8 hành tinh sau đây được chấp nhận như hành tinh chính thức của hệ Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất cùng với vệ tinh của nó là Mặt Trăng, Sao Hỏa (cùng với 2 vệ tinh là Deimos và Phobos), Sao Mộc (với 63 vệ tinh), Sao Thổ (với 47 vệ sinh), Sao Thiên Vương (với 27 vệ tinh), Sao Hải Vương (với 13 vệ tinh).


Từ vài thế kỷ trước đây, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời chỉ là điều suy đoán. Nhiều nhà thiên văn học dự đoán là một số hành tinh tồn tại như vậy, nhưng không ai biết chính xác có bao nhiêu, và càng không ai biết nó giống những hành tinh ở trong hệ Mặt Trời hay không.


Ngày 24/4/1994, nhà thiên văn học người Ba Lan Alexander Wolszczan dựa vào những kết quả quan sát các bước sóng radio tại đài thiên văn Arecibo tuyên bố đã phát hiện ra có 2 đến 3 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời (còn gọi là các ngoại hành tinh). Đây là những hành tinh đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời được phát hiện. Tuy nhiên, vì quay quanh một pulsar (ẩn tinh - ngôi sao không nhìn thấy được bằng mắt thường), chịu tác dụng của các tia bức xạ có cường độ rất lớn cho nên trên các hành tinh này không thể tồn tại sự sống.


Ngày 6/10/1995, hai nhà thiên văn học là Michel Mayor và Didier Queloz ở Đại học Geneva đã thông báo xác định được một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay quanh sao 51 Pegasi.


Cho đến tháng 12/2009 đã có 415 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được phát hiện, hầu hết chúng có khối lượng tương đương hoặc lớn hơn khối lượng của Sao Mộc, và cũng có nhiều hành tinh có khối lượng nhỏ hơn cả Sao Thủy cho đến lớn hơn Sao Mộc vài lần đã được quan sát.


Mới đây, ngày 26/2/2014, các nhà khoa học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện được 715 ngoại hành tinh quay quanh 305 ngôi sao khác nhau, đồng nghĩa với việc chúng cùng nằm trong một hệ thống có nhiều hành tinh cùng quay quanh một ngôi sao chủ giống như hệ Mặt Trời. Phần lớn các ngoại hành tinh mới được phát hiện đều có kích thước tương đương với Trái Đất hoặc to gấp hai lần, trong đó có 4 hành tinh quay quanh các ngôi sao chủ nằm trong “các vùng có thể ở được”. Đây là những vùng có nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh đối với dạng nước lỏng, một nhân tố quan trọng giúp sự sống tồn tại.


Đây là một bước tiến đáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vũ trụ đặc biệt là việc khám phá các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời. Vì trước đây, người ta chỉ thường phát hiện ra các hành tinh có kích thước bằng Sao Mộc hoặc lớn hơn mà thôi. Chính sự phát hiện ra các hành tinh có kích thước nhỏ hơn đã gợi lên những hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm thấy các phiên bản khác của Trái Đất, cũng như sự sống ngoài địa cầu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật