1. Ấn Độ
Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 9,9%
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã mua vàng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với niềm tin giữ vàng là kênh đầu tư an toàn nhất, nhưng thực tế Ấn Độ lại hiếm khi công bố công khai kế hoạch khi tích trữ vàng. Chính phủ cố gắng hạn chế người dân mua vàng, lý do, nhập khẩu vàng sẽ làm cho nền kinh tế thâm hụt.
2. Hà Lan
Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 59,2%
Vào năm 1999, theo CBGA1 (Thỏa thuận vàng của Ngân hàng Trung ương), Hà Lan thông báo sẽ bán 300 tấn vàng trong 5 năm tiếp theo, nhưng thực tế chỉ bán 235 tấn bán. Còn theo CBGA2, (2004 /2005 - 2008/2009), Hà Lan sẽ bán 165 tấn vàng (bao gồm cả 65 tấn còn lại từ CBGA1 ), và thông báo sẽ không thêm theo CBGA3 ( 2008/2009-2013/2014).
3 . Nhật Bản
Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 3,2%
Dự trữ vàng của Nhật Bản năm 1950 chỉ có 6 tấn nhưng đến năm 1959 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bắt đầu mua thêm, đưa số lượng lên tới 169 tấn. Trong năm 2011, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bán lượng vàng dự trữ thu về 20 nghìn tỷ Yên để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trấn an giới nhà đầu tư sau thảm họa sóng thần và sự độ điện hạt nhân.
4 . Nga
Dự trữ vàng chính thức: 969,9 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 9,8%
Nga chính thức công cuộc dự trữ vàng từ năm 2006 để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, và tăng cường sức khỏe đồng Rúp, với hy vọng biến đồng tiền này thành công cụ dự trữ quốc tế. Năm 2012, Nga mua thêm 75 tấn, chủ yếu từ người dân trong nước.
5 . Thụy Sĩ
Dự trữ vàng chính thức: 1.040,1 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 10,5%
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), năm 1997, Thụy Sỹ công bố bán một phần dự trữ vàng của quốc gia vì nó "quan trọng cho mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ". Cũng theo WGC, Thụy Sỹ có mức thặng dư khoảng 1.300 tấn vàng và bắt đầu bán ra từ tháng 5 năm 2000 khoảng 1.170 tấn theo thỏa thuận CBGA1, 130 tấn khác theo CBGA2 và không bán thêm tí vàng nào nữa theo CBGA3.
6 . Trung Quốc
Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 1,7%
Đối với Trung Quốc vàng chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong dự trữ ngoại hối của quốc gia có mức GDP 3,2 nghìn tỷ USD, trong khi đó ở các nước khác vàng có "thị phần" trong dự trữ ngoại tệ bình quân 10%. Theo tờ Thời báo tài chính Anh (Financial Times) thay vì dự trữ vàng, người Trung Quốc theo dõi rất sát sự chuyển động tiền tệ toàn cầu, và gần đầy dự trữ vàng cũng đang trở nên quan trọng đối với Trung Quốc nên chiều mua đang có xu hướng tăng nhanh.
7 . Pháp
Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 69,2%
Pháp có kế hoạch bán 572 tấn vàng theo CBGA2 và bán thêm ngoài thỏa thuận nói trên. Năm 2004, Pháp chuyển khoảng 17 tấn vàng cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) để mua cổ phần của BIS. Pháp công bố sẽ không có kế hoạch bán vàng dự trữ theo CBGA3 .
8. Italia
Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 72,2%
Italia không bán vàng theo CBGA 1 hoặc 2 và CBGA3 nhưng trong năm 2011, các ngân hàng lại hỏi mua vàng của Ngân hàng Italia (BOI) để phục vụ cho việc thanh toán.
9. Đức
Dự trữ vàng chính thức: 3.391,3 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 72,7%
Đức bán vàng theo thỏa thuận CBGA, gồm CBGA1 và CBGA2 để đúc tiền vàng kỷ niệm .
Trong năm đầu tiên thực thi thảo thuận CBGA3 (2008-2009), ngân hàng Bundesbank bán khoảng 6 tấn vàng, và sau đó đã bán thêm 4,7 tấn nữa kể từ tháng 9 năm 2011. Cho đến thời điểm hiện nay không có sự thay đổi về tổng khối lượng vàng của Đức, song các ngân hàng Bundesbank tuyên bố sẽ mua vàng tại thị trường Paris và New York trong trong tháng Giêng sắp tới.
10. Mỹ
Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng/dự trữ ngoại hối: 75,6%
Theo WGC, Mỹ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất vào năm 1952, đạt 20.663 tấn và giảm xuống dưới 10 nghìn tấn vào năm 1968.