Số lượng vượt trội
Lực lượng không quân tấn công chủ lực của Trung Quốc bao gồm có 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М (Ту-16), có 150 đến 200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, từ 450 đến 550 máy bay cường kích Q-5. Máy bay tiêm kích khoảng 100 Su-30 và J-16, từ 200 đến 350 Su-27 và J-11 với nhiều biến thể khác nhau, có từ 200 đến chiếc 250 J-10, có khoảng 200 J-8 và từ 700 đến 800 J-7 (MiG-21). Khoảng cách chênh lệch giữa các số liệu rất lớn do tính bảo mật cao các thông tin quốc phòng của Trung Quốc. không quân Trung Quốc đang từng bước đưa ra khỏi biên chế Q-5, J-7 và J-8 các biến thể, đồng thời phát triển JH-7, J-16 (phiên bản copy không có license Su-30), J-11B (phiên bản copy không có license của Su-27) và J-10.
Từ những thông số trên, có thể thấy Trung Quốc đứng hàng thứ 2 trên thế giới về số lượng máy bay chiến đấu – bao gồm cả không quân Hải quân, mặc dù Trung Quốc mới đang thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên. Không quân Hải quân Trung Quốc sử dụng các máy bay tương tự như Không quân với số lượng tương đương. Từ đại chiến thế giới lần thứ II và thực tế tác chiến của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ trong các cuộc xung đột khu vực, có thể hiểu lực lượng Không quân Hải quân của các cường quốc quân sự được coi như lực lượng viễn chinh. Chính vì vậy, trên khái niệm quốc phòng của Trung Quốc, Không quân được hiểu là lực lượng Không quân và lực lượng Không quân Hải quân.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ đa nhiệm J-10B. |
Có thể nói, những con số trên đây không những chỉ ra về số lượng thực tế máy bay chiến đấu, mà còn chỉ ra một điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không. Một điều ít ai đặt ra câu hỏi, tại sao và bằng cách nào?
Nếu như vào cuối những năm 1990-х trong biên chế của Không quân Trung Quốc còn lại vài trăm máy bay J-5 (MiG-17). Đầu thế kỷ 21 Trung Quốc vẫn còn trong biên chế một nửa là J-6 (МiG-19), và J-7 (МiG-21) được coi là máy bay hiện đại và mới nhất thời điểm đó. Nhưng chỉ trong vòng gần mười năm đã có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ trong tất cả các thành phần quân đội, bao gồm cả Không quân.
Không chất lượng hàng đầu thì số lượng hàng đầu
Ba năm về trước, máy bay J-6 được đưa ra ngoài biên chế PLA, có khoảng 2000 chiếc được đưa vào niêm cất, các nhà khoa học quân sự Trung Quốc muốn thiết kế lại để trở thành máy bay không người lái mang đầu đạn. Do khả năng bay của nó, có thể PLA sẽ có các máy bay không người lái cảm tử (kamikaze). Từ những thành tựu trong công nghệ chế tạo máy bay không người lái, đối với công nghệ điện tử điều này hoàn toàn không khó khăn). Máy bay J-7 được đưa ra khỏi biên chế lực lượng thường trực chiến đấu, mặc dù Không quân PLA có khoảng 700 – 800 chiếc các biến thể khác nhau. J-7 (MiG 21) hiện nay chỉ sản xuất ở Trung Quốc và chỉ dành cho xuất khẩu, không biên chế trong lực lượng vũ trang.
Máy bay MiG 21 được đánh giá rất cao ở Trung Quốc, do đó công nghiệp quốc phòng Trung hoa đã mua 3 dây chuyền sản xuất loại máy bay này, nâng cấp và chế tạo loại máy bay thế hệ 4 JF-17 dành cho xuất khẩu (hiện nay đang phục vụ cho biên chế lực lượng vũ trang của Pakistan). Bản thân máy bay J-7, đơn giản, có giá thành rất rẻ và tính cơ động cao, trong chiến đấu có thể tạo thành áp lực số lượng trong các cuộc xung đột khu vực, chiến tranh cục bộ quy mô lớn trên các vùng nước của châu Á – Thái Bình dương. Do đó, khó có thể nói rằng lịch sử của MiG 21 đã khép lại, mà có thể sẽ bùng nổ bất ngờ, nhất là trên vùng nước Biển Đông, Hoa Đông.
“ Trong điều kiện gia tăng căng thẳng tình hình quốc tế, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng tăng cường sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay vận tải và các loại máy bay đặc chủng khác” - Tuyên bố của một lãnh đạo cao cấp quân đội PLA.
Ngoài ra, từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 200 máy bay tiêm kích J-8, hoàn toàn hoạt động bình thường, có lẽ trong khoảng từ 10–15, sẽ thải loại khỏi biên chế, đưa vào niêm cất hoặc thanh lý.
Biểu tượng “thời đại mới” của Không quân PLA là máy bay tiêm kích hạng nặng Su – 27, Trung Quốc đã mua bắt đầu từ năm 1992. Trước hết Trung Quốc mua của Nga 76 chiếc máy bay Su-27SK/UBK, sau đó sản xuất thêm 105 chiếc J-11А theo lisence mua được từ Sukhoi, đồng thời hủy hợp đồng sản xuất theo lisence 95 chiếc, điều này đã làm tổn thất nặng cho một số các nhà máy của Nga đang sản xuất chi tiết theo hợp đồng hợp tác chế tạo máy bay Su-27. Đến năm 2007 người Trung Quốc lại tiếp tục triển khai xuất xưởng các máy bay không có lisence Su -27 (J-11В).
Ngoài ra, đầu những năm của thế kỷ 21, Trung Quốc mua của Nga 76 chiếc Su -30МКК và 25 Su-30МК2 (những chiếc MK2 được dành cho không quân Hải quân), sau đó đến năm 2012 lại bắt đầu xuất xưởng máy bay phiên bản copy không có lisence J-16. Đến ngày nay trong biên chế của Không quân PLA (bao gồm cả không quân Hải quân) có khoảng từ 240 đến 300 Su-27/J-11 (khoảng 13 trung đoàn không quân) và không dưới 110 Su-30/J-16 (khoảng 6 trung đoàn không quân). Số lượng các trung đoàn không quân tăng nhanh do Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất hàng loạt J-11В và J-16. Như vậy, trong một vài năm tới đây, số lượng máy bay thế hệ 4 của Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng hàng đầu thế giới, vượt Mỹ và Nga (đồng thời máy bay của Trung Quốc hoàn toàn mới và có sử dụng công nghệ tiên tiến nhất).
Cùng với việc xuất xưởng máy bay tiêm kích dòng Su – 27, số lượng máy bay cũng tăng nhờ sản xuất các loại máy bay mới hơn. Thứ nhất, đó là máy bay hoạt động trên tàu sân bay J-15, phiên bản copy của máy bay Ucraine Т-10К. Đến thời điểm này hai phiên bản của loại máy bay này đang thực hiện các cuộc bay thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh. Trung Quốc cũng muốn mua hai máy bay hoạt động trên tàu sân bay của Nga Su-33 (phiên bản chính là Т-10К), nhưng Moscow lần đầu tiên đã đủ bản lĩnh từ chối Bắc Kinh. Một tính huống cũng khá hài hước xảy ra với Su-35S, loại máy bay hiện đại nhất của dòng Su – 27. Trung Quốc muốn mua 4 chiếc, nhưng Nga muốn bán 48 chiếc. Tình huống vẫn đang giằng co chưa dứt khoát, mặc dù người Nga biết rất rõ, người Trung Quốc muốn mua để copy không chỉ toàn bộ máy bay, mà quan trọng hơn là động cơ máy bay, một vấn đề mà Trung Quốc thực tế vẫn chưa giải quyết được).
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ của Trung Quốc là chiếc J-10, được tuyên bố là từ công nghệ Trung Quốc, nhưng thực tế là bản thiết kế chưa đưa vào thực tế của máy bay Israel Lavi (thiết kế hoàn toàn thuộc về F – 16 của Mỹ) nhưng có rất nhiều chi tiết, cụm chi tiết từ Nga. Cho đến ngày nay, có khoảng từ 8 đến 9 trung đoàn không quân PLA được trang bị loại máy bay này với tổng số là 150 đến 250 máy bay, đồng thời Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất xưởng. Trong tương lai gần, khi đã nắm được công nghệ chế tạo máy bay trên tàu sân bay, phiên bản dành cho không quân hải quân cũng sẽ ra đời.
Máy bay tàng hình cỡ nhỏ J-31. |
Một trong những vấn đề gây tò mò lớn nhất cho thế giới là Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm hai máy bay mới chế tạo là J-20 và J-31. Nếu so sánh từ phía bên ngoài, thì hai máy bay này là các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5. Chiếc thứ nhất giống hệt như chiếc F-22, chiếc thứ hai giống – F-35. Tất cả điều biết rằng, động cơ phản lực của Trung Quốc sản xuất đến nay, dành cho máy bay thế hệ thứ 4 vẫn không phù hợp, nên có những nghi ngờ cho rằng, tất cả các thông số của máy bay thế hệ thứ 5 hoàn toàn sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong Trung Quốc. Do đó, dự đoán trước về tương lại của những chiếc tàng hình này “công nghệ stealth” vẫn còn chưa rõ ràng. Một quan điểm khác: kinh nghiệm của Mỹ cho thấy, ý đồ phát triển máy bay thế hệ thứ 5 có thể là một ngõ cụt nếu nhìn từ góc độ “giá thành – hiệu quả”.
Chính vì vậy có thể Trung Quốc sẽ chỉ dừng lại tạm thời ở thế hệ máy bay thứ 4 với khoảng một hai nghìn chiếc (có thể đến hết năm 2013 sang nửa đầu năm 2014 sẽ đạt được con số này). Với số lượng một vài nghìn chiếc tiêm kích đa nhiệm, Trung Quốc đang bước lên vị thế hàng đầu về không quân trên toàn thế giới. Ở Mỹ đang tiến hành cái tiến và nâng cấp các loại máy bay F/A-18E/F (hầu như đã thiết kế xong) đồng thời với rất nhiều vấn đề nảy sinh với máy bay trên boong tàu sân bay F-35 sẽ không lấp đầy được số lượng máy bay F-15, F-16 và các phiên bản đầu tiên của F/А-18.
Tương tự như Nga cũng không thể lấp đầy những lỗ hổng của Su – 27 và MiG – 29 đã bị thanh lý bằng các hợp đồng mua sắm Su -35S. Tình huống cũng không thể sửa chữa được nếu đưa tiêm kích Т-50 vào trực chiến, nếu như nó được sản xuất hàng loạt. Trung Quốc hơn hẳn Mỹ và Nga về số lượng và chất lượng cũng không thể xem thường. Thời gian khai thác sử dụng trong biên chế sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc đến năm nay không nhiều bằng của Mỹ và Nga. So sánh Không quân Trung Quốc với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan hoàn toàn không có ý nghĩa, không quân PLA vượt trội gấp nhiều lần.
Máy bay cường kích và ném bom tầm xa
Lực lượng không quân tiến công chủ lực của Trung Quốc cũng không hề kém so với lực lượng không quân tiêm kích, vị thế của không quân tiến công chủ lực càng ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Trung Quốc vừa kết thúc tiến trình sản xuất máy bay cường kích đánh chặn Q-5, được thiết kế trên cơ sở của MiG – 19. Loại máy bay này liên tục được nâng cấp và cải tiến, có sử dụng những thành tựu công nghệ hàng không của phương Tây. Hiện nay, trong không quân của PLA có khoảng 300 chiếc máy bay Q-5 nâng cấp và hiện đại hóa gần đấy nhât. Có thể so sánh Q-5 tương đương với A-10 của Mỹ và Su-25 của Nga. Tất nhiên, máy bay cường kích của Trung Quốc kém hơn về chất lượng, nhưng thực tế là mới nhất.
Máy bay ném bom mang tên lửa hành trình H-6. |
PLA hiện đang sở hữu hơn một trăm chiếc máy bay ném bom Н-6 (phiên bản copy Тu-16) các biến thể, có thể mang được đầu đạn hạt nhân (phương án thả bom rơi tự do). Các H-6 này không có khả năng đột phá hàng rào phòng không đối phương. Nhưng người Trung Quốc đã có giải pháp khá tối ưu. Vào những năm 1990-x Trung Quốc mua của Ukraina phiên bản tên lửa hành trình chiến lược Kh-55, mua của Pakistan tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Tổng hợp lại, Trung Quốc chế tạo lớp tên lửa hành trình СJ-10. Các tên lửa này được trang bị cho các máy bay ném bom phiên bản nâng cấp cuối cùng Н-6 – Н-6Н (mang được 2 tên lửa hành trình), Н-6М (4) và Н-6К (6). Những chiếc máy bay cường kích mang tên lửa này Không quân PLA có khoảng từ 60 – 70 chiếc, trong đó Н-6М và Н-6К đã được khôi phục lại dây chuyền sản xuất, ( đối với Н-6К sẽ lắp các động cơ Nga D-30КP2). Từ góc nhìn hiện đại hóa có thể cho rằng phương án này là ngớ ngẩn, nhưng rõ ràng với quan điểm tác chiến quanh biên giới và khu vực biển Đông, chế tạo các máy bay mang tên lửa hành trình tầm xa hoàn toàn không có nhu cầu. Đơn giản như máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng hoàn toàn không mới, nó đã phục vụ trong Không quân chiến lược Mỹ 30 năm và còn nhiều năm nữa.