Làm ăn khó “đại gia” nhập viện tâm thần, kiến trúc sư phục vụ quán phở

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều bệnh nhân trước khi vào viện tâm thần đã từng là “đại gia” một thời và hiện tại đang liêu xiêu trước tình trạng bất động sản ế ẩm ...
Làm ăn khó “đại gia” nhập viện tâm thần, kiến trúc sư phục vụ quán phở
Bất động sản đóng băng khiến nhiều đại gia khốn đốn đến mức phải nhập viện tâm thần, kiến trúc sư phải “đổi nghề“ bán phở

Kiến trúc sư đi phục vụ… quán phở
Từng là một kiến trúc sư chuyên thiết kế nội thất ở một tập đoàn xây dựng lớn ở Hà Nội nhưng anh D. hiện đã phải nghỉ việc vì làm ăn thất bát từ trước Tết âm lịch vừa qua để tìm những công việc khác nhằm trang trải cuộc sống.
Tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và có nhiều năm lăn lộn ở nhiều công ty xây dựng nhỏ trước khi về đầu quân ở một tập đoàn xây dựng lớn ở Hà Nội, anh D. được đồng nghiệp đánh giá là một nhân viên có năng lực ở ngành thiết kế nội thất.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 vừa qua, khi thị trường bất động sản đóng băng, kinh tế khó khăn, công ty sa thải nhiều nhân viên và nợ lương dẫn đến anh D. đã phải “khăn gói” ra đi dù biết rằng muốn có một cơ hội làm việc ở một tập đoàn lớn như vậy là không hề dễ dàng.
Trước đó, mặc dù đã mở thêm một công ty riêng chuyên về thiết kế nội thất và tư vấn xây dựng có văn phòng ở đường Phạm Hùng nhưng anh D. cũng đành phải ngậm ngùi đóng cửa cùng người bạn chung vốn vì quá ế ẩm.
Mặt khác, do chưa đủ điều kiện để mua nhà ở Hà Nội, bố mẹ già còn ở Hải Dương và cũng chưa lập gia đình nên anh D. đành phải tìm kiếm nhiều công việc khác để làm đủ trang trải cuộc sống.
Nhưng khổ nỗi, bão giá nên các công ty đuổi nhiều hơn là nhận rồi lại nợ lương triền miên, cực chẳng đã, theo lời giới thiệu của một người bạn, anh D. cuối cùng đã chọn cho mình được một công việc “ổn định” với thu nhập 3 – 4 triệu/ tháng ở… quán phở khu vực gần Đại học Công nghiệp.
Thời gian đầu, anh D. thấy ngượng ngùng và chỉ sợ người quen đi qua bắt gặp hoặc vô tình gặp ai đó quen thân. Tuy nhiên, sau một thời gian đã quen với công việc mà có lẽ chẳng bao giờ anh D. nghĩ mình lại có ngày làm, mọi thứ có vẻ cũng đã ổn hơn vì rất may là quán ăn khá đông khách nên thu nhập cũng tương đối.
“Giờ bão giá thế này, ai thuê thiết kế nhà hay xây nhà chứ. Không xây nhà thì lấy đâu ra khách thiết kế nội thất bây giờ. Trước đây, chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại đi phục vụ ở quán phở như thế này. Giờ làm lại thấy hay và đỡ ngại hơn trước vì tôi nghĩ mình làm nghề lương thiện thì có gì mà phải lăn tăn chứ”, anh D. cho biết.
Nói là vậy nhưng anh D. vẫn không muốn tiết lộ thân phận thật của mình. Anh D. cũng tiết lộ thêm rằng trong giới làm thiết kế như anh, nhiều người còn chẳng kiếm nổi việc làm trong thời điểm này. Tuy nhiên, những người đó có nhà ở Hà Nội thì cũng đỡ hơn nên ở nhà chơi dài chờ ngày xin được việc làm tạm ở đâu đó để kiếm sống.
“Đại gia” bất động sản nhập viện… tâm thần
Theo lời của bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, viện Sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cách đây chưa lâu, bệnh viện có tiếp nhận một vài bệnh nhân khá “đặc biệt”. Điều đặc biệt của các bệnh nhân này ở chỗ, đó đều là những… “đại gia” từng làm bất động sản có tiếng ở Hà Thành.
Ca đầu tiên mà bác sỹ Dũng tiết lộ là một bệnh nhân nam có tuổi đời mới chỉ 32 tuổi ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội. bệnh nhân này trước khi phải nhập viện từng là một nhà kinh doanh địa ốc và bất động sản có tiếng ở Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian vừa qua khi bất động sản đóng băng không bán được, nợ nần để đầu tư vào địa ốc không cách nào trả hết, bệnh nhân tên N. này bắt đầu rơi vào tình trạng stress khá nặng, sau đó là trầm cảm và cuối cùng đã được gia đình đưa vào bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Rất may là trường hợp này, bệnh nhân đã phát hiện kịp và được điều trị hợp lý nên trước Tết âm lịch vừa qua đã có thể về nhà.
Một trường hợp khác cũng phải vào bệnh viện Bạch Mai để điều trị chứng rối loạn tâm lý đó là một doanh nghiệp khá thành đạt khi tuổi đời còn rất trẻ chưa đầy 40 tuổi.
Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung và lo lắng về số bất động sản trị giá đến vài trăm tỷ đồng nằm đắp chiếu chờ không bán được, bệnh nhân này đã bị sang chấn tâm lý khá nặng.

Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng

Theo như bệnh nhân này từng tiết lộ thì có thời điểm anh đã phải trốn tránh những người cho anh vay tiền để đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài nhưng sau đó lại phải quay trở về vì gia đình vẫn ở Việt Nam bị chủ nợ đến uy hiế‌p. Chống chọi với mối nợ khổng lồ, tài sản thất thoát và bất động sản không thể bán được, bệnh nhân này đã mắc thêm chứng rối loạn hành vi.
Theo bác sỹ Dũng cho biết, đa phần các bệnh nhân từng là các doanh nghiệp lớn ở thị trường bất động sản đều có tình trạng chung là dính phải những cú sốc quá lớn, quá sức chịu đựng dẫn đến bị sang chấn tâm lý quá mạnh.
Bác sỹ Dũng còn chia sẻ rằng, qua một số trường hợp các doanh nghiệp, đại gia bất động sản đã đến điều trị có thể thấy với tình hình kinh tế như hiện nay rất có thể nhiều người khác đang làm bất động sản cũng có thể gặp stress nặng nhưng sợ đi khám ở bệnh viện tâm thần sợ bị dị nghị, mang tiếng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật