Khi không còn vướng bận quá nhiều chuyện con cái, khi tình cảm vợ chồng đã thành “thói quen”, khi cảm nhận đã hy sinh đủ cho tham vọng… ở tuổi chớm 50, những mối tình “ngoài luồng” được người trong cuộc coi như sự đền đáp cho những tháng ngày tuổi trẻ chưa được sống hết mình.
“Đột phá” khỏi sự bình lặng
Bà H. - kế toán trưởng của một công ty, hai con đã đi du học, chồng là nhà nghiên cứu, luôn say sưa với các công trình khoa học. Kinh tế lại khá giả, có thời gian, bà tiêu khiển bằng những giờ chăm sóc sắc đẹp, mua sắm cho bản thân. Đang ở độ hồi xuân, lúc nào trông bà cũng phơi phới, tươi tắn, lại khéo ăn nói, khiến không ít các đối tác cùng độ tuổi phải liêu xiêu, trong số đó có ông Th. – giám đốc một công ty cũng vào loại làm ăn được.
Vợ chồng ông Th. không có con. Vợ ông lại là người hiền lành, ít nói nên cuộc sống của vợ chồng ông diễn ra một cách bình lặng, không có sóng gió và cũng ít tiếng cười đùa. Vì thế, khi gặp bà H., ông mới thấy lại sự sôi động của cuộc sống, thấy cái chất đàn ông của mình vẫn còn dồi dào, muốn cống hiến để tận hưởng mật ngọt cuộc sống
Ngoài những buổi hẹn làm việc, lâu lâu ông bà lại có buổi nhàn nhã cùng ngắm giàn thiên lý xanh ngan ngát của quán café gần cơ quan bà, bình luận về công việc, cuộc sống.
Lâu dần, cả hai như thấy lại được những tình cảm mà họ tưởng đã ngủ quên theo năm tháng. Nhớ nhung, bồi hồi… khiến mỗi lần gặp gỡ là một lần họ lại quyến luyến, không muốn rời.
ngoại tình để “nuôi dưỡng” hôn nhân?
chuyện tình “ngoài luồng” của bà H., ông Th. không phải là điển hình trong vô vàn những câu chuyện như vậy đang diễn ra hàng ngày. Không có tình tiết éo le, hậu quả chưa phát sinh nhưng cũng cho thấy, ngoại tình đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, phổ biến ở lứa tuổi 15-49. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những mối tình “ngoài luồng” cũng như việc ly hôn không hoàn toàn do người trong cuộc không hài lòng về cuộc hôn nhân.
Sự cùn mòn cảm xúc sau hôn nhân do tác động của lo toan trong cuộc sống, sự quen thuộc và đơn điệu trong quan hệ hôn nhân có thể là lý do dẫn đến những giảm sút hưng phấn trong quan hệ tìnּh dụּc, khiến nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Nên với nhiều người, ngoại tình chỉ đơn giản là “đi tìm thứ mình từng có và đang thiếu” ở người không phải là vợ/chồng.
Khảo sát của bà Vũ Thị Hoàng Lan và ông Lê Cự Linh (Trường Đại học Y tế Công cộng) trên 1.371 người (cả nam và nữ) tại TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ về hành vi và nguy cơ tìnּh dụּc “ngoài luồng” ở dân cư 15-49 tuổi năm 2010 để tìm hiểu thực trạng hành vi tìnּh dụּc không an toàn trong những người độ tuổi sinh sản cho thấy, 7% số đối tượng từng có quan hệ tìnּh dụּc (QHTD) không mong muốn, 3,6% từng có QHTD bất chợt. Ở nhóm nam giới từng có QHTD, 9,6% đã từng có QHTD với gái mạּi dâּm. Tỷ lệ nam giới dùng baּo caּo sּu khi QHTD với gái mạּi dâּm lần gần đây nhất là 40%. Chỉ có 17,6% số người được phỏng vấn từng xét nghiệm HIV.
Số liệu vừa được công bố tại Hà Nội này cảnh báo về tình trạng dễ dãi quan hệ “ngoài luồng” ở dân cư 15-49 tuổi vì nhiều nguyên nhân. Với cách nhìn nhận, đánh giá mới về quan hệ gia đình, ngoại tình đang được một tỷ lệ nhất định người dân thành thị xem như một giải pháp có thể chấp nhận được để dung hoà giữa việc cân bằng đời sống tình cảm cá nhân và duy trì gia đình. Không ít người đã chấp nhận các quan hệ ngoài hôn nhân “như một giải pháp cứu vãn, nuôi dưỡng hôn nhân” trong bối cảnh nhiều tác động tiêu cực của xã hội đến cuộc sống gia đình.
Tuy nhiên, ngoại tình dù không còn là nguyên nhân chính của các cuộc ly hôn, song vẫn là nguy cơ dẫn đến những rạn nứt và sự không hoàn chỉnh của một gia đình thời hiện đại, dẫu là gia đình trẻ hay gia đình của những người đã ở ngưỡng U50…