Hàng trăm khách hàng của AZLand “mắc cạn” tại dự án Hùng Vương – Tiền Châu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng chục tỷ đồng của hàng trăm khách hàng góp vốn cho AZland và La Giang tại Dự án Hùng Vương – Tiền Châu đang có dấu hiệu bị hai công ty này chiếm dụng vốn quá lâu.
Hàng trăm khách hàng của AZLand “mắc cạn” tại dự án Hùng Vương – Tiền Châu
Ảnh minh họa

Cuối năm 2004, Công ty TNHH Xây dựng Thăng Long (nay CTCP Xây dựng Thăng Long –viết tắt Thăng Long) đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận làm chủ đầu tư Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu quy mô 82,4ha tại Phúc Yên.

Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý đầu tư dự án, đến tháng 3/2009, Thăng Long đã ký kết một Hợp đồng liên danh với CTCP Lê Minh – MC (Lê Minh) cùng là đồng chủ đầu tư dự án này. Với tổng số vốn góp ban đầu là 110 tỷ đồng, trong đó Lê Minh chiếm đến 97%. Hai bên đã thống nhất sẽ cùng bàn bạc để giải quyết mọi việc liên quan đến dự án.

Ngày 21/6/2010, Lê Minh và CTCP Bất động sản AZ (AZland) đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01.10/HĐHTKD/LM-AZ. Theo đó, AZland chỉ có quyền tiến hành các hoạt động khai thác kinh doanh sản phẩm Dự án Hùng Vương – Tiền Châu sau khi AZland hoàn tất thanh toán góp vốn đợt 1 và đợt 2 tương đương số tiền là 200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến ngày 14/7/2010, Lê Minh đã gửi cho AZ công văn về việc thanh lý hợp đồng này. Trong đó, nêu rõ là đến thời điểm 14/7/2010, AZland vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ thanh toán đợt 1 nhưng đã tự ý công bố nội dung về dự án và tiến hành các giao dịch với khách hàng.

Ngay từ thời điểm đó, Lê Minh đã yêu cầu AZland ngừng toàn bộ các hoạt động giao dịch với khách hàng về việc mua bán đất tại dự án Hùng Vương – Tiền Châu. Tuy nhiên, sau thời gian đó AZland vẫn tiến hành ký kết các Hợp đồng góp vốn với khách hàng cá nhân, thu tiền của những khách hàng này.

Ngoài ra, vào ngày 30 tháng 7 năm 2011, Thăng Long cũng ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần La Giang (Công ty con Azland). Đáng lưu ý là, ngày ký Hợp đồng này được điều chỉnh và có đóng dấu giáp lai của Thăng Long. Cùng ngày 30/07/2011, Lê Minh và và Thăng Long lại tiến hành thanh lý Hợp đồng liên danh ở trên.

Kết quả là, Công ty La Giang và Công ty Azland đã ký kết 286 hợp đồng góp vốn để nhận quyền sử dụng đất Dự án này với các khách hàng. Chính vì có sự “nhập nhằng” trong việc hợp tác đầu tư tại Dự án này, cho nên, việc xác định đâu là chủ đầu tư chính thức của Dự án Hùng Vương – Tiền Châu đang là vấn đề nhức nhối đối với các khách hàng.

Trong khi đó, hàng trăm khách hàng đã nộp tiền góp vốn cho AZland và La Giang để hưởng quyền mua đất nền dự án tại đây. Trung bình mỗi lô liền kề có giá trị vốn góp từ 350-450 triệu đồng. Tổng số tiền huy động từ hàng trăm khách hàng lên đến con số khoảng 100 tỷ đồng. Nhiều khách hàng đã có đơn tố cáo AZland có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của khách hàng.

Chính vì thế, đến tháng 4 năm 2012, Ba bên gồm Lê Minh, AZland và La Giang đã có Biên bản Thỏa thuận với nhau về việc giải quyết nghĩa vụ với khách hàng tại Dự án Hùng Vương – Tiền Châu.

Theo đó, do khó khăn về tín dụng nên La Giang không thể đủ năng lực tài chính để tiếp tục tham gia Hợp tác đầu tư, triển khai Dự án Khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu nữa. Do đó ngày 20/03/2012 Lê Minh đã thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh với La Giang.

Do đó, các bên thống nhất La Giang, AZland đồng ý giao, Lê Minh và Thăng Long đồng ý nhận tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ 286 Hợp đồng mà La Giang và AZland đã ký kết. 286 hợp đồng góp vốn của AZ và La Giang sẽ được Lê Minh chuyển sang hợp đồng mua bán chính thức và ký lại Hợp đồng.

Đối với các khách hàng của AZ và La Giang đã có hợp đồng trùng với vị trí lô đất, khu vực của khách hàng của Thăng Long hoặc nằm ngoài việc đất chủ đầu tư được phép kinh doanh, thì được bố trí lô khác. Trường hợp, khách hàng không chấp nhận thì Lê Minh sẽ tiến hành mua lại lô đất đó, hoặc trích phần tiền do La Giang và AZ chuyển giao để trả lại cho khách hàng và thanh lý hợp đồng với khách hàng.

Ngày 4/5/2012, Lê Minh đã có buổi gặp gỡ với các khách hàng đang gặp vấn đề tại Dự án này để đưa ra phương án giải quyết, với hai phương án lựa chọn dưới đây:

Với các giải quyết như trên của các bên liên quan, gần như khách hàng của Hùng Vương – Tiền Châu lại bị đẩy vào thế quay về thời kỳ ban đầu (là ký lại hợp đồng với chủ đầu tư).

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, sau hơn 2 năm huy động vốn của khách hàng, AZ và La Giang làm gì với số tiền này? Liệu rằng có câu chuyện chiếm dụng vốn của khách hàng ở đây không?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật