10 dự báo công nghệ của năm 2007

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những phát kiến mới trong năm 2007 sẽ định hướng phát triển của lĩnh vực khoa học và công nghệ trong những năm tiếp theo, từ loại vật chất đặc biệt với độ linh hoạt cao, cho đến công nghệ lưu trữ nhiệt và kỹ thuật hồ quang biến rác thành... “vàng”... Dưới đây là 10 dự báo được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, sẽ xuất hiện trong năm tới
10 dự báo công nghệ của năm 2007
Ảnh minh họa

1.Vật liệu ECC: Uốn cong, không gãy
Một loại chất dẻo tổng hợp ra đời từ kỹ thuật kết dính ECC, gồm các sợi polymer siêu nhỏ có lớp vỏ đặc biệt. Được coi là đột phá của ngành xây dựng, ECC là vật chất linh hoạt nhất hiện nay, chỉ có thể uốn cong chứ không gãy. Lần đầu tiên loại vật liệu này được ứng dụng để tạo ra các khớp nối gia tăng tính đàn hồi cho cầu Michigan, và sẽ được trang bị cho các đòn chịu lực của tòa tháp 41 tầng Yokohama nhằm gia tăng gấp đôi tải trọng để giữ vững cao ốc này trước các trận động đất...

2. P-RAM: Thay đổi chất lượng đĩa Rewrite
Thế hệ thẻ nhớ FlashMemory từng được coi là đột phá về công nghệ lưu trữ, là chọn lựa hỗ trợ không thể thiếu của các thiết bị di động như iPods và máy chụp hình kỹ thuật số... song lại sớm lộ ra nhược điểm là dễ vỡ hay hỏng. P-RAM xuất hiện như giải pháp khắc phục cho FlashMemory, sử dụng một loại hóa chất đặc biệt, từng ứng dụng cho loại đĩa Rewrite, với kỹ thuật lưu trữ luân chuyển nhiệt (nóng và mát). Công nghệ này sẽ giúp gia tăng tốc độ lưu trữ nhanh hơn 30 lần so với loại đĩa Flash và tuổi thọ cũng cao hơn 10 lần. Công ty Samsung vừa chào hàng nguyên mẫu P-RAM hồi tháng 9, và hy vọng các thiết bị tương thích với P-RAM cũng sẽ phổ biến vào năm 2008.

3. Hộ chiếu sinh học
Bắt đầu từ năm nay, tất cả các hộ chiếu vào Mỹ sẽ được trang bị một con chip nhận diện tần số radio RFID, lưu trữ một hình ảnh kỹ thuật số cũng như các dữ liệu sinh học khác như tên, tuổi... của chủ nhân. Mục đích của công nghệ này nhằm tránh hộ chiếu giả, và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng có kế hoạch bổ sung mã khóa nhằm tránh khả năng nhận diện bằng mắt thường...

4. Tế bào năng lượng mặt trời

Vào một ngày không xa, các tấm panô thu năng lượng mặt trời này sẽ đóng vai trò như các máy hút chân không áp suất cao có giá hàng tỉ đô la trong các dây chuyền chế tạo trang thiết bị điện tử. Công ty NanoSolar có trụ sở tại California, Mỹ vừa tạo loại chất bán dẫn có cấu trúc nano từ loại mực đặc biệt. Hiện họ đang xây dựng một nhà máy sản xuất, dự kiến mỗi năm sẽ cho ra đời các tế bào năng lượng mặt trời 430 megawatt, tức cao hơn gấp 3 lần tổng sản lượng điện mặt trời hiện nay trên toàn nước Mỹ.

5. Xe tích hợp định vị
Chiếc “xế hộp” của bạn sẽ không chỉ là phương tiện đi lại khi được trang bị bộ phận định vị toàn cầu GPS và giám sát ra-đa... Các trang thiết bị này là thành tựu mới nhất của Chương trình CII (Car Infrustructure Intergrate) sẽ được thử nghiệm vào cuối năm 2007, bao gồm việc cài đặt hệ thống liên kết vô tuyến tầm ngắn 5,9 GHz, cho phép bạn liên lạc với các xe trong vùng phủ sóng cũng như kiểm soát các xe khác trên các tuyến lộ giao nhau thông qua bản đồ giao thông. Hình ảnh hiển thị bao gồm tốc độ, vị trí xe... cũng như tình trạng thời tiết.

6. Công nghệ “ban”
Một đột phá mới của công ty ImCoSys, Đức sẽ cho phép biến chiếc ĐTDĐ thành công cụ khởi động xe, máy tính..., nhờ công nghệ mạng nội bộ BAN hay đúng hơn là bộ phận nhạy hoạt động dưới dạng tín hiệu điện tử. Khi vừa chạm tay vào cửa xe hay con chuột máy tính, một dòng điện tử cực nhỏ từ ĐTDĐ chạy trên da, sẽ kết nối với phương tiện như thao tác khởi động. Dự kiến, khi loại điện thoại này phổ biến (vừa chào hàng vài tháng trước), sẽ kéo theo làn sóng xuất hiện các trang thiết bị tương thích ăn theo...

7. Hồ quang plasma: Biến rác thành vàng
Các nguồn chất thải rắn sắp tới không còn là... rác rưởi mà sẽ là những mỏ vàng thực sự khi được đun nóng đến 10.000 độ F (trên 5.0000C). Một nhà máy xử lý chất thải đặc biệt đang được xây dựng ở Florida, sử dụng công nghệ hồ quang plasma (plasma arc) để biến 3.000 tấn rác thải mỗi ngày thành loại khí đốt tinh khiết cho các nhà máy lân cận, tạo ra nguồn điện 120 megawatt và nhựa đường...

8. Công nghệ von hay xem video trên net
Mặc dù từng được đề cập tại một hội thảo chuyên đề từ năm 1998, nhưng công nghệ VoN (Video on Net) hiện vẫn chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, các sản phẩm mang tính đột phá như hộp tải video iTV-videobox của Apple vừa chào hàng, sẽ hứa hẹn khả năng đơn giản hóa công việc xử lý máy tính và xem các video file; và YouTube của Google cũng là bằng chứng về xu thế VoN trong năm tới. Nếu TiVo, DVRs và iTunes đã thay đổi cách bạn xem tivi hiện nay, thì VoN sẽ cho bạn công cụ giải trí trên mạng với tốc độ thâm nhập nhanh hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn...

9. Viên thuốc thông minh
Đó là một “tổ hợp nhạy” cỡ viên con nhộng, có thể nuốt được, nhưng không làm bạn thông minh, mà sẽ là công cụ ghi hình động dưới dạng video về những gì xảy ra bên trong c‌ơ th‌ể bạn. “Tổ hợp nhạy” này sẽ chuyển các dữ liệu về huyết áp, mức a-xít và thân nhiệt... sang thiết bị nhận có kích cỡ 5x4 inch ở bên ngoài. Sản phẩm của SmartPill, có trụ sở tại Buffalo, vừa được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA chấp nhận. Một đối thủ cạnh tranh của SmartPill vừa xuất hiện, đó là PillCam của GivenImaging, Israel cũng với các chức năng tương tự...

10. Ổ lưu trữ khổng lồ
Thế hệ thiết bị lưu trữ truyền thống như ổ cứng di động, FlashMemory hay đĩa Rewrite... sẽ không còn đất sống khi công nghệ “networked hard drives” của Maxtor hay “rumored Gdrive” của Google với dung lượng lưu trữ không giới hạn, sẽ cho phép bạn vô tư nghiên cứu, tìm kiếm server và sưu tập hình ảnh, nhạc, phim, tài liệu mà không lo quá tải... Nguyên lý của công nghệ này dựa trên cơ chế nén tương tự như hộp thư điện tử e-mail, cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với dung lượng vô hạn...

(Theo Người Lao Động)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật