Anh nông dân “phát tài” nhờ nuôi con “siêu to khổng lồ”, 50 triệu đồng/con

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nuôi con vật quen thuộc có kích thước khổng lồ, anh Trần Trọng Tấn (dân tộc Tày, sinh năm 1992, ở xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) có mức thu nhập khiến nhiều người ao ước.
Anh nông dân “phát tài” nhờ nuôi con “siêu to khổng lồ”, 50 triệu đồng/con
Nuôi bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao cho HTX nông nghiệp và thương mại La Hiên cũng như các thành viên.

Chia sẻ với Báo về quá trình khởi nghiệp, anh Tấn cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao (Hà Tây cũ) năm 2010, anh vừa phụ giúp gia đình làm nông nghiệp, vừa tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực tế làm giàu của một số mô hình các vùng lân cận.

Sau thời gian trải nghiệm với việc đồng áng và đúc rút kinh nghiệm, năm 2015, anh Tấn quyết định khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi bò. Nhiệt huyết, có kiến thức, có trình độ nhưng do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò nên lứa đầu tiên, anh Tấn lỗ gần trăm triệu.

Thất bại nhưng không bỏ cuộc, được sự động viên của gia đình, người thân, anh Tấn quyết tâm vượt khó.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, anh Tấn nhận thấy bò 3B là giống bò ngoại có trọng lượng lớn. Có những con bò 3B khi trưởng thành có thể đạt trọng lượng lên tới 750 kg, thậm chí lên đến 900 kg, cá biệt có con nặng đến cả tấn nếu nuôi đúng kỹ thuật.

Vậy là năm 2016, anh Tấn quyết định chuyển sang chỉ nuôi bò 3B vỗ béo và phát triển số lượng lớn.

Bò BBB (Blanc-Blue-Belgium - Blanc Bleu Belge) hay bò 3B hay bò cơ bắp là giống nguồn gốc từ Bỉ. Bò 3B là giống bò thịt đặc biệt, khi chúng có ngoại hình đẹp, khối lượng c‌ơ th‌ể lớn, cơ bắp săn chắc, thịt thơm ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Để có bò nuôi, anh Tấn phải tìm đến các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh mua bò khoảng từ 6 tháng tuổi về vỗ béo thử nghiệm.

Mỗi con bò giống khoảng 6 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 150 - 180kg, có giá trị 24 - 26 triệu đồng, đến khi bò được khoảng 12 - 15 tháng là xuất bán với giá 40 - 50 triệu đồng, tùy trọng lượng.

Sau lứa nuôi đầu tiên, anh Tấn nhận thấy ưu điểm của giống bò 3B là rất dễ nuôi, ít mắc bệnh, ít tốn công chăm sóc. Ngoài ra, giá bò 3B ổn định, trung bình từ lúc vỗ béo đến lúc bán, người nuôi có thể lãi 1 - 1,6 triệu đồng/con/tháng.

Ngay lứa đầu tiên cho kết quả khả quan đã lấy lại sự tự tin cho anh Tấn. Năm 2018, anh Tấn chuyển hẳn sang nuôi bò 3B thương mại với phương thức nhập bò về vỗ béo vài tháng, đến khi được giá là bán.

Anh Tấn chia sẻ, thức ăn của bò 3B chủ yếu là cỏ và cám, lượng thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bò. Cần lưu ý, tỷ lệ thức ăn tinh lúc nào cũng phải đảm bảo chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng c‌ơ th‌ể bò.

"Thông thường, chế độ ăn uống của bò mấy tháng đầu nên cho ăn bình thường, đến khoảng 3 tháng trước khi xuất bán mới bắt đầu vỗ béo. Khi đó sẽ cho bò ăn nhiều hơn với trọng lượng 3kg cám/ngày. Tính ra, trung bình mỗi tháng, một con bò 3B sẽ ăn khoảng 600.000 - 800.000 đồng tiền cám," anh Tấn nói.

Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, nhất là vào mùa đông, anh Tấn ủ cỏ, ngọn mía bằng muối và đường để tích trữ từ 8 - 12 tháng. Trung bình, cứ hai sào cỏ voi là có thể đủ thức ăn cho 3 con bò 3B thời gian 3 tháng mùa đông.

Ngoài thức ăn thô là cỏ, anh Tấn còn tận dụng bã bia, bã đậu, bỗng rượu cho bò ăn. Bên cạnh đó, anh luôn chú ý giữ cho chuồng trại thoáng mát; tiêm phòng đầy đủ cho bò để phòng ngừa một số bệnh thường gặp.

Như vậy, bò 3B sẽ phát triển rất nhanh, mỗi con bò có thể tăng từ 25 - 30kg/tháng nếu được chăm sóc tốt. Đặc biệt là trong quá trình chăn nuôi, anh Tấn sử dụng đệm lót sinh học nên chuồng trại luôn sạch sẽ, khô thoáng, không gây ô nhiễm môi trường.

Theo báo Thái Nguyên, thấy mô hình hiệu quả, nhiều bà con nông dân trong xã và các vùng lân cận đã đến tận nhà anh thăm quan, học tập. Trong đó có nhiều gia đình mạnh dạn làm theo và đề nghị anh hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống bò 3B.

Anh Tấn lại cất công về những vùng cung cấp bò giống ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên… để lựa chọn bò giống tốt về cung cấp cho những người có nhu cầu.

Đến nay, rất nhiều hộ trong và ngoài tỉnh phát triển thành công mô hình nuôi bò 3B thương phẩm sau khi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Tấn.

Ông Chu Văn Tiến ở xóm Đồng Ruộng, xã Tràng Xá là một điển hình. Năm 2019, ông Tiến đầu tư trên 250 triệu đồng mua 10 con bò giống 3B.

Qua sự hỗ trợ kỹ thuật từ anh Tấn, năm 2020, ông Tiến đã có lứa bò xuất chuồng đầu tiên với tổng trọng lượng gần 5 tấn, thu về gần 150 triệu đồng lợi nhuận.

Hoạt động chính của HTX La Hiên là chăn nuôi trâu, bò, lợn, hươu và trồng cây ăn quả (na, nhãn). Ảnh: VTC News

Đặc biệt, để phát triển kinh tế tập thể, năm 2019, anh Tấn cùng 7 thành viên khác trong xã, trong đó 6 thành viên là người dân tộc Tày thành lập HTX Nông nghiệp và Thương mại La Hiên, với tổng số vốn đóng góp là 500 triệu đồng.

Hoạt động chính của HTX là chăn nuôi trâu, bò, lợn, hươu và trồng cây ăn quả (na, nhãn). Với cách thức liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, hoạt động của HTX nhanh chóng đạt hiệu quả và tìm được đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

Từ năm 2019 đến nay, trung bình mỗi năm HTX đã tiêu thụ được 65 con bò sinh sản và 30 con hươu, doanh thu mỗi năm đạt trên 1,2 tỷ đồng.

Anh Tấn cho biết, hiện tại giá bò 3B ổn định và đang được anh xuất bán đi hầu khắp các tỉnh thành. Ngoài cung cấp bò 3B giống và hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, anh Tấn còn nhận bao tiêu đầu ra bò thịt cho bà con có nhu cầu được hỗ trợ.

Để mở rộng mô hình nuôi bò, HTX đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống chuồng trại rộng 250 m2, có thể nuôi tối đa 40 - 50 con bò 3B, đồng thời chuẩn bị mở rộng diện tích để nuôi hươu để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.

"HTX ra đời không chỉ giúp các thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất, tìm được đầu ra ổn định mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương với thu nhập trung bình 6-7 triệu đồng/người/tháng.

Trong những năm tiếp theo, HTX mong muốn tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho thành viên và người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc Tày nơi tôi sinh sống", Anh Tấn chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật