Cách làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện, đến khi bệnh trở nặng thì lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Cách làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối
Ảnh minh họa

Biểu hiện của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn, xương dưới sụn. bệnh rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi.

Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối là người bệnh bị cứng khớp buổi sáng gây khó vận động, thời gian thường kéo dài dưới 30 phút.

Người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục khớp khi cử động hoặc bước lên xuống cầu thang. Giai đoạn muộn có thể biến dạng khớp, hạn chế hoặc mất khả năng vận động.

Các yếu tố nguy cơ làm thúc đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp bao gồm: Tuổi (tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều); giới tính (bệnh hay gặp ở nữ giới); tổn thương khớp (khớp bị tổn thương do tai nạn hoặc do lao động quá sức, người bệnh bị hạn chế vận động dài ngày, khớp bị dị dạng bẩm sinh, gen di truyền).

Hệ lụy của thoái hóa khớp gối

Một số biến chứng của thoái hóa khớp gối là teo cơ, cứng khớp. Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong vẹo vào trong hoặc ra ngoài cũng có thể xảy ra.

Người bệnh còn phải đối diện với bại liệt, tàn phế, phải dùng đến nạng, xe đẩy hoặc ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.

Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày như: rối loạn giấc ngủ; giảm năng suất làm việc; tăng cân, ít tập thể dục dẫn đến tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, gout.

Có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối được không?

Sau khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối cần tuân thủ hướng chữa trị bệnh mà bác sĩ đưa ra. Tùy theo bệnh đang ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, hãy từ bỏ những thói quen khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, chẳng hạn như:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt cân nặng: c‌ơ th‌ể cần những dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào, từ đó tạo ra chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ - gân - sụn khớp. 

- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E, C, D, K và các thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như: Rau xanh, củ quả tươi các loại, ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế, trứng, phô mai, sữa chua…

- Những thực phẩm không nên dùng là: lạ‌m dụn‌g rượu bia, thu‌ốc l‌á, chất kíc‌h thí‌ch, thực phẩm có nhiều gia vị cay, mặn, ngọt, chứa nhiều đường, các thực phẩm chiên rán…

- Khuyến khích người bệnh tự vận động tùy theo khả năng và mức độ đau của các khớp, tránh những tác động quá mức, cần có những biện pháp bảo vệ các khớp tổn thương. Nên đạp xe đạp, đạp xe trên không; tập các bài tập dưỡng sinh đơn giản; bơi; các bài tập vật lí trị liệu cũng giúp cho người bệnh cảm thấy bớt đau nhức và khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Nên đạp xe đạp, đạp xe trên không giúp cho người bệnh cảm thấy khớp linh hoạt hơn.

Lưu ý: Để phòng tránh thoái hóa khớp cần duy trì cân nặng hợp lý. Rèn luyện sức khỏe từ việc tập luyện thể dục giúp khỏe mạnh hơn. Khi thực hiện động tác gập đầu gối, không uốn cong quá 90 độ. Tránh chấn thương, luôn khởi động khi tập thể dục, mang giày vừa vặn.

Giữ cho bàn chân bằng phẳng nhất có thể trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối. Tập thể dục trên bề mặt mềm, có ma sát, tránh vận động trên các bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.

Nếu bị chấn thương khớp, điều quan trọng là phải được điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật