Ấn Độ gây thất vọng, Apple “quay xe” về Trung Quốc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau chuyến công tác của CEO Tim Cook vào tháng 3/2024, Apple tiếp tục cử một đại diện quản lý cấp cao khác sang Trung Quốc, cho thấy tầm quan trọng của thị trường cũng như động thái thay đổi về chiến lược của ’nhà táo’.
Ấn Độ gây thất vọng, Apple “quay xe” về Trung Quốc
Apple chưa thể giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Ngày 24/7, SCMP đưa tin Giám đốc điều hành cấp cao Jeff Williams đã có chuyến thăm thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc). Tại đây, đại diện của Apple có buổi làm việc với bí thư thành phố nhằm tăng cường hợp tác về chuỗi cung ứng. Không chỉ vậy, Williams còn có mặt trong đoàn làm việc với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Đây là động thái đáng chú ý, khi trước đó, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng khỏi đại lục, sang những quốc gia khác như Ấn Độ và Việt Nam.

Ấn Độ gây thất vọng

Những năm gần đây, Ấn Độ được lựa chọn là một trong những địa điểm chiến lược để Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình xoay trục sản xuất này đã gặp phải nhiều thách thức, thể hiện ở ngay các dòng iPhone 15 - mẫu điện thoại đầu tiên được lắp ráp ngoài đại lục.

Cơ sở Foxconn ở Sriperumbudur, Ấn Độ bắt đầu lắp ráp iPhone 15 series vào tháng 8/2023. Mặc dù nhà máy này đáp ứng được yêu cầu về thời gian giao hàng, khi chỉ khác biệt “vài tuần” để đưa các thiết bị ra thị trường toàn cầu. Song, quá trình sản xuất tại đây có nhiều vấn đề phát sinh.

Chẳng hạn như việc phụ thuộc nặng nề vào phụ tùng từ Trung Quốc, tỷ lệ sản lượng thấp (chỉ khoảng 50%) cũng như vấn đề vi khuẩn E.coli ở mức cao, đã làm tổn hại đến những lô xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc, từ đó tác động tiêu cực đến doanh số.

Các vấn đề về kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Ấn Độ nghiêm trọng tới mức khiến “nhà táo” phải liên tiếp giảm giá và đích thân CEO Tim Cook phải sang Trung Quốc để điều chỉnh lại chuỗi sản xuất.

Việc Foxconn Thâm Quyến tăng cường tuyển dụng công nhân, cùng với các thỏa thuận đối tác với BYD và Luxshare Precision nhằm đảm bảo ổn định và linh kiện tiêu chuẩn cao, cho thấy Apple sẽ đưa một phần công suất sản xuất iPhone 16 trở lại đại lục.

Trung Quốc vẫn là “chủ lực”

Trước chuyến thăm của Williams, công ty trụ sở Cupertino, California công bố kế hoạch mở một phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng mới tại Thâm Quyến trong năm nay. Theo công ty, phòng thí nghiệm Thâm Quyến dự kiến sẽ thúc đẩy năng lực thử nghiệm và nghiên cứu của Apple trong việc phát triển các sản phẩm quan trọng như iPhone, iPad và Apple Vision Pro, với sự hợp tác sâu hơn với các nhà cung cấp địa phương.

Apple cũng đã đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu và phát triển khác tại quốc gia này. Công ty đã thành lập các trung tâm R&D tại Thượng Hải, Tô Châu, Bắc Kinh và Thâm Quyến. Vào tháng 3, Apple cho biết, đến nay họ đã đầu tư 1 tỷ NDT (137,5 triệu đô la Mỹ) vào phòng nghiên cứu ứng dụng tại Thượng Hải.

Sự sẵn sàng của các phòng nghiên cứu có vai trò quan trọng, khi iPhone 16 series dự kiến sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật