1. Làm mọi thứ cho trẻ
Nhiều bậc cha mẹ không muốn con cái phải làm việc nhà. Nhưng chúng ta cần phải dạy chúng làm việc nhà từ khi còn nhỏ để giúp trẻ phát triển các kỹ năng và có thể tự lập sau này. Làm việc nhà mang lại cho trẻ tinh thần trách nhiệm và xây dựng sự tự tin vì chúng có thể thấy rằng sự đóng góp của mình có giá trị đối với gia đình.
Bố mẹ có thể giới thiệu với trẻ việc nấu ăn. Điều này giúp chúng có tinh thần trách nhiệm và sự trưởng thành, cũng như giúp chúng sắp xếp lịch trình của mình để biết mình phải làm gì và ở đâu.
2. Con được ưu tiên đặc biệt
Ở nhà, con được nuông chiều và ưu tiên hơn những người khác, là "bảo bối" của cha mẹ. Chúng được chăm sóc, ăn uống theo chế độ đặc biệt và tốt nhất, có món ăn ngon cũng đều dành hết phần cho trẻ.
Những đứa trẻ như thế cảm thấy mình luôn là "độc nhất" và quen với việc mình phải vượt trội hơn người khác trong gia đình, cho nên chúng có xu hướng hiếu thắng, ích kỷ, không biết thông cảm với người khác và luôn muốn những gì tốt đẹp nhất thuộc về mình.
3. Nói hộ con
Nhiều khi có người lớn hỏi, cha mẹ thường có thói quen trả lời giúp vì thấy con lưỡng lự. Đa số đều nghĩ việc này là tốt, bởi theo đó con có thể tự học cách trả lời sao cho phải phép.
Theo Bright Side, thói quen "nói hộ con" hoàn toàn tốt nếu chỉ áp dụng vào khoảng thời gian trẻ em mới bập bẹ tập nói. Còn khi con đã lớn, hãy để chúng tự mình trả lời, cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ nhưng đừng nói hộ chúng.
Khi con đã lớn, hãy để chúng tự mình trả lời. Ảnh minh họa
4. Khiến con phải sợ mình
Nhiều bố mẹ muốn con vừa yêu vừa sợ mình. Dù rất yêu con nhưng họ cũng muốn rèn con vào khuôn phép bằng cách khiến đứa trẻ phải sợ mình, nghe lời mình răm rắp và họ nghĩ thế là con mới ngoan.
Tuy nhiên, trong gia đình như vậy, trẻ thường phải học cách phán đoán cảm xúc của người lớn thông qua tiếng tra chìa khóa hay bước chân. Trẻ phải sống trong sợ hãi, lo âu. Kiểu phụ huynh này cảm thấy bị xúc phạm nếu con cái nghi ngờ lòng tốt của họ. Họ luôn nghĩ: "Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con, con lại vô ơn".
5. Bênh vực con trước mặt người lớn
Lúc ông bà, người lớn trong gia đình dạy dỗ uốn nắn khi con làm sai, cha mẹ liền bênh vực con: "Ông bà đừng khắt khe quá, cháu nó còn nhỏ" hoặc "cháu nó lớn lên sẽ tự động biết thôi, cháu nó còn nhỏ mà không biết gì đâu".
Tất nhiên, những đứa trẻ được bênh vực như thế sẽ khó dạy hơn, bởi vì chúng không biết mình sai ở đâu, và chúng sẽ ỷ lại vì luôn có những "chiếc ô" che chở khi chúng bị người lớn la mắng. Bênh vực con công khai không chỉ khiến con ngày càng ỷ lại, mà còn gây bất hòa trong gia đình.
6. Ép trẻ ăn
Tất nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con mình ăn uống lành mạnh, để chúng lớn lên khỏe mạnh nhưng rau và trái cây không phải là lựa chọn hấp dẫn nhất trong mắt trẻ. Việc ép trẻ ăn sẽ chỉ khiến trẻ từ chối ăn nhiều hơn. Các bác sĩ chuyên khoa đã khuyên rằng hãy biến những món ăn mà trẻ không thích trở nên thú vị hơn đối với chúng.
Việc ép trẻ ăn sẽ chỉ khiến trẻ từ chối ăn nhiều hơn. Ảnh minh họa
7. Làm bạn của con
Bậc phụ huynh nào cũng muốn là người bạn thân của con, muốn cùng con chia sẻ mọi bí mật. Nhưng hãy nghĩ kĩ một chút, chỉ những người cùng độ tuổi, vị trí mới có thể hiểu nhau và trở thành bạn bè. Dù là cha mẹ, chúng ta cũng không thể hiểu được tâm lý của các bạn trẻ. Hơn nữa, cha mẹ có một nghĩa vụ khác cao cả hơn cả một người bạn, đó là đứng phía sau yêu thương và ủng hộ con mình.
8. Bắt con chơi thể thao quá nhiều
Vận động cơ thể, tham gia các môn thể thao là tốt cho trẻ. Nhưng bắt con phải tập luyện kiểu vắt kiệt sức với kỳ vọng trẻ sẽ trở thành người chiến thắng trong tất cả các trận đấu sẽ chỉ khiến con luôn căng thẳng và sợ thất bại, cả hiện tại lẫn lúc trưởng thành.
9. Quan tâm con thái quá
Cha mẹ luôn bên cạnh quan tâm, theo sát con một cách thái quá, bảo bọc quá mức, muốn giữ con cái bên mình, để con tránh khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Việc xót con một cách quá đà, vô tình trở thành rào cản đối với sự phát triển toàn diện của con.