LANGTUDAOHOATQ chia sẻ cách tiết kiệm hiệu quả

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây anh Nguyễn Hữu Vinh (nick name: langtudaohoatq) chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân về cách tiết kiệm tiền khá hiệu quả đúc rút từ kinh nghiệm thực tế khá hay và hữu ích với nhiều bạn trẻ
LANGTUDAOHOATQ chia sẻ cách tiết kiệm hiệu quả
Có nhiều hay ít tiền không quan trọng, cốt lõi là phải biết cách chi tiêu hợp lý, có kế hoạch rõ ràng và quyết tâm thực hiện lâu dài việc tiết kiệm đó (Ảnh minh họa)

Theo anh Vinh việc kiếm tiền đã khó, nhưng để tiết kiệm còn khó hơn. Để tiết kiệm tiền cũng là 1 quá trình rèn luyện, tuy nhiên nếu biết cách và có quyết tâm, chắc chắn bản thân sẽ làm được.

Xuất phát từ lý do dù kiếm được nhiều tiền như thế nào, công việc ổn định hàng tháng nhưng nếu không có tiết kiệm mà chi tiêu “không suy nghĩ”, “không có tính toán, mục đích rõ ràng” thì toàn bộ số tiền kiếm được sẽ mất hết, thậm chí quá tay bạn sẽ bị nợ nần và nghèo đi bất cứ lúc nào khi bạn không kiểm soát được thu nhập và chi tiêu, không biết cách sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư và làm ăn, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thất bại, khó khăn. Chính vì vậy nên đặt vấn đề tiết kiệm để tốt cho chính mình và giúp đỡ được người thân, bạn bè trong tương lai.

Về quan niệm tiết kiệm: Là khả năng sử dụng cẩn thận và hợp lý các tài sản vật chất, thời gian và năng lượng của bản thân và người khác và để đạt được hiệu quả trong chi tiêu và vẫn có sự dư thừa để tiết kiệm phục vụ cuộc sống lâu dài. Ngược lại, tiêu cực của tiết kiệm là xa hoa, lãng phí, keo kiệt, và hà tiện, mà nếu vấn đề này không được giải quyết, sẽ dẫn đến cuộc sống thiếu thốn và khó khăn, khiến con người phải đối mặt với những thử thách đáng kể. Chính vì vậy việc tiết kiệm cũng cần phải hợp lý trên nguyên tắc chi tiêu đủ cho cuộc sống của mình và người thân nhưng vẫn cố gắng giữ lại khoảng dư thừa để tiết kiệm dù nhỏ.

Về cách tiết kiệm tiền cũng khá đơn giản, theo quan niệm của tác giả gồm những bước dưới đây:

Để tiết kiệm được tiền hàng tháng và đều đặn bạn cần phải căn cứ vào thu nhập của bản thân. Ở đây bạn phải xác định được rõ nguồn thu nhập chính của bạn là lĩnh vực nào, là đạt bao nhiêu ? và các nguồn thu nhập phụ là bao nhiêu ? Sau đó tính tổng số tiền từ thu nhập chính của bạn thường là trong thời gian một tháng.

Từ mức thu nhập sẵn có của bạn. Bạn nên xây dựng một Kế hoạch chi tiêu rõ ràng vào một quyển sổ tay và chia tổng thu nhập (chính, phụ) của bạn ra làm nhiều phần khác nhau, mỗi phần sẽ gắn với việc chi tiêu vào một điều gì đó trong cuộc sống ví dụ: Mua sắm đồ ăn, mua đồ gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đóng tiền thuê nhà, chăm sóc các con…. Nếu cẩn thận trong bảng kế hoạch chi tiêu bạn nên chia thành các nhóm, lĩnh vực chi tiêu. Ví dụ: Mua đồ ăn, ăn sáng, trưa, tối, mua đồ gia dụng, tiền thuê nhà, điện, nước thành lĩnh vực “chi tiêu gia đình”; Tiền mua mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, tiền Spa thành nhóm “Chi tiêu làm đẹp bản thân”; hay tiền sửa xe, đổ xăng, phí cầu đường, rửa xe thành nhóm “Chi tiêu phương tiện đi lại”; Tiền mua bỉm sữa, chăm sóc sức khỏe cho con cái, vui chơi giải trí, học phí thành nhóm “Chi tiêu cho trẻ”… và cả các khoản tiêu bất ngờ phát sinh, kể cả khoản cho người khác vay mượn, như thế bạn dễ quản lý hơn và không bị vụn vặt trong tính tiền hay nhớ các khoản tiền.

Tiếp đó bạn sẽ phải nhận thức được mục tiêu, mục đích để bạn tiết kiệm tiền là gì ? Để đề phòng việc chi tiêu bất ngờ trong tương lai (khi làm ăn khó khăn, rủi ro, hoạn nạn, khi bị bệnh tật, khoản chi tiêu lớn…) hay để mua sắm (mua xe ô tô, mua nhà), hoặc để đầu tư kinh doanh hay lĩnh vực nào đó như tài chính, bảo hiểm… Nhìn chung để tiết kiệm được phải có mục tiêu rõ ràng để tiết kiệm.

Sau khi đã lập nhóm và kế hoạch chi tiêu cũng như đã rõ mục tiêu tiết kiệm làm gì, bạn sẽ giới hạn số tiền tiêu theo tỷ lệ phần trăm. Theo quan niệm của bản thân mình thì tiền tiêu cho nhu cầu cuộc sống, công việc hàng tháng sẽ từ 70% đến 80% tổng thu nhập và giữ lại khoảng 20% đến 30% mức thu nhập để tiết kiệm và phục vụ đầu tư hay mua sắm trong tương lai. Với mỗi người tùy theo nhu cầu cuộc sống mà sẽ tính toán cẩn thận từ những khoản chi tiêu thường xuyên, hàng ngày và phát sinh, đột xuất (nếu có) để cân đối mức chi tiêu và tiết kiệm. Cũng có những người thu nhập cao thì việc giữ lại 20% đến 30% là có thể thực hiện được, nhưng người thu nhập thấp hơn có thể giới hạn việc tiết kiệm chỉ mức 10% mà thôi nhưng vẫn đảm bảo có tiền dư thừa một chút từ thu nhập để tiết kiệm. Như tôi tôi sẽ chia thu nhập hàng tháng thành 10 phần trong đó 8 phần dùng cho chi tiêu ở các nhóm, lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày giữ lại 2 phần dùng để tiết kiệm.

Cuối cùng Kế hoạch cần phải xác định thời gian tiết kiệm bao lâu để đạt được mục đích mình cần ví dụ mua một cái điện thoại hay xe cộ, nhà cửa, bảo hiểm, tiền cưới…Có thể là từ một vài năm đến nhiều năm tùy theo giá trị mà bạn hướng đến nhưng hàng tháng chi tiêu kiểu gì thì tiêu vẫn phải giữ lại được mức tiết kiệm như mục tiêu đã đặt ra.

Có nhiều phương pháp để tiết kiệm khác nhau, tùy theo thu nhập và mục đích của mỗi người. Như trong ảnh là quy tắc phân bổ tiền lương 5-3-2, nghĩa là bạn dành 50% thu nhập cho chi tiêu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, 30% lương còn lại dành cho các chi phí không thiết yếu và 20% lương cuối cùng để tiết kiệm, đầu tư.

Làm tăng giá trị tiết kiệm bằng cách nào ?

Sau khi đã rõ ràng Kế hoạch tiết kiệm như thế nào. Bạn hãy bắt tay vào việc tiêu tiền theo kế hoạch với từng nhóm chi tiêu đã đặt ra. Tốt nhất bạn nên chia luôn phần tiền thu nhập hàng tháng mà khoảng bạn chi tiêu để cất đi, coi như toàn bộ phần còn lại bạn sẽ tiêu theo kế hoạch như thế sẽ rất rõ ràng.

Với khoản tiết kiệm hàng tháng bạn không nên chỉ cất vào két, vào tủ mà bạn nên dùng khoản đó để gửi tiết kiệm luôn, theo kiểu tiết kiệm online cũng khá tiện vì tháng nào bạn cũng cộng tiền vào tài khoản gửi trước đó như thế bạn đã tăng được một khoản tiền lãi từ chính tiền tiết kiệm của mình. Đó là cách đơn giản nhất và an toàn để tăng giá trị tiết kiệm. Nếu bạn càng có nhiều tiền thì giá trị tiết kiệm sau lãi càng nhiều.

Đầu tư các bất động sản tùy theo mức vốn tiết kiệm bạn có cũng là lĩnh vực đầu tư rất hiệu quả (ảnh minh họa). Hạn chế tối đa việc vay thêm để mua bất động sản đắt nếu bạn chưa có vì lãi phát sinh có thể cao và vượt quá thu nhập, chi trả của bạn. Nên tham khảo những người có kinh nghiệm để đầu tư hiệu quả.

Sau một thời gian sau khi tiết kiệm lớn hơn, bạn nên tìm hiểu để có thể đầu tư khoản tiền đó vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó hay một hình thức tài chính cao hơn (ít biến động và đảm bảo phải giữ được vốn) chứ không nên mua sắm các “sản phẩm tiêu sản” luôn như: Xe hơi, xe máy, đồ công nghệ, giải trí…. Có thể khi có tiết kiệm lớn bạn lại muốn giữ tiền đó tiết kiệm tiếp và lấy phần lãi là đủ đạt mục tiêu tiết kiệm. Một số lĩnh vực truyền thống đem lại giá trị đều mà ít biến động rủi ro như: Bất động sản, đầu tư vàng, kim cương, mở nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, phòng gym, dịch vụ khám chữa bệnh, Y tế… Tất nhiên bạn phải tham khảo kỹ gia đình và người thân, người có kinh nghiệm để đầu tư làm ăn hiệu quả, không để lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc và sự kỳ vọng khi bạn đã cố gắng tiết kiệm để đạt được các mục tiêu mà bản thân đã đặt ra .

Trên đây là một số chia sẻ và kinh nghiệm của bản thân tác giả chia sẻ về cách tiết kiệm của mình. Tùy theo bản thân mà mỗi người có thể có các phương pháp khác nhau về tiết kiệm và kinh doanh, và nếu bạn có kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó là sở trường của bản thân có thể liên hệ với chúng tôi để chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện hơn các kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng mạng

Để tham khảo thêm về cách tiết kiệm tiền có hiệu quả hay tư vấn thêm về kinh nghiệm kinh doanh có thể liên hệ qua email: nguyenvinhgym9x@gmail.com.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật