Trước “mưa đạn” của Nga, Ukraine cần làm gì để bảo vệ mình?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quân Ukraine cần làm gì để bảo vệ bản thân trước các cuộc không kích ác liệt gây nhiều thiệt hại từ quân Nga?
Trước “mưa đạn” của Nga, Ukraine cần làm gì để bảo vệ mình?
Pháo binh Ukraine khai hỏa trên chiến trường. Ảnh: CREATIVE COMMONS

Theo tờ The New York Times, trong tháng 5 quân Nga đã 17 lần ném bom vào thủ đô Kiev (Ukraine), đã liên tục bắn tên lửa siêu thanh từ máy bay chiến đấu MIG-31, và phóng tên lửa đạn đạo vào các khu chung cư tại Kiev hòng phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng của khu vực này.

Chưa dừng lại đó, trong tháng qua các máy bay ném bom và hệ thống phòng không của Nga còn bắn hàng chục tên lửa hành trình tầm xa, dùng hơn 200 máy bay không người lái (UAV) thực hiện các cuộc không kích "chớp nhoáng" gần như áp đảo các lực lượng phòng không của quân Ukraine.

Giới quan nói với The New York Times rằng trong thời gian tới các cuộc không kích của quân Nga nhiều khả năng sẽ còn ác liệt hơn nữa. Vậy nên họ nên chuẩn bị kỹ hơn để kịp thời phản công trước các đợt tấn công bất ngờ từ phía đối phương.

Quân Ukraine ‘chật vật’ bảo vệ lãnh thổ

Anh Riabyi - 26 tuổi, một thành viên thuộc Đội tên lửa phòng không Ukraine chịu trách nhiệm bảo vệ vùng trời bên ngoài thủ đô Kiev nói với The New York Times rằng: “Trước các đợt không kích bất chợt và ác liệt từ quân Nga, chúng tôi buộc phải nâng cao cảnh giác, và phải luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu. Đã lâu rồi chúng tôi không có ngày nghỉ.”

Anh còn cho biết mỗi khi tiếng còi báo động vang lên, các binh sĩ ở Ukraine phải ngay lập tức chạy tới các căn cứ để vào vị trí sẵn sàng đáp trả các đợt không kích của quân đối phương.

Ông Tom Karako, Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) nhận định rằng hệ thống phòng không của Ukraine là sự “kết hợp và chắp vá” của nhiều loại vũ khí khác nhau với những loại khí tài cũ kĩ mang công nghệ từ thời Liên Xô, và những loại vũ khí mang công nghệ mới mà phương Tây viện trợ.

Theo đó, quân Ukraine phải tận dụng nguồn khí tài này để bảo vệ hàng triệu dân thường ở Kiev và các thành phố lân cận, đồng thời họ cũng phải ra sức bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng của mình như các nhà máy điện hạt nhân trước các đợt không kích dữ dội từ quân đối phương.

Ông Andriy Yusov, phát ngôn viên của Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine cho biết các cuộc không kích gần đây của quân Nga nhằm vào Kiev được xem là “cuộc tấn công với quy mô lớn chưa từng có”. Theo đó, những đợt tấn công này là nhằm mục đích làm cạn kiệt khí tài phòng không của quân Ukraine và giáng đòn mạnh vào trung tâm thủ đô Ukraine để gieo rắc “nỗi kinh hoàng” cho người dân.

Ông Yusov nhấn mạnh thêm dù tình hình chiến sự ác liệt là vậy, song các lực lượng quân đội Ukraine vẫn phải ra sức bảo vệ lãnh thổ và người dân của mình.

Hồi 31-5, Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky đã cảm ơn “những người bảo vệ bầu trời Ukraine”, ông nói “không chiến” cũng quan trọng như “địa chiến”, người dân Ukraine rất biết ơn và cảm kích các lực lượng quân đội Kiev đã ra sức bảo vệ lãnh thổ.

Quân Ukraine cần làm gì để đối phó quân Nga?

Tài liệu mật Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng hồi tháng 4 có thông tin cho rằng quân Nga trong thời gian tới có thể chiếm được nhiều ưu thế trên không so với quân Ukraine, do kho tên lửa của Ukraine có khả năng cạn dần, và quân Nga có thể sẽ sớm triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến như S-300 ra chiến trường.

Kể từ khi thông tin trên bị rò rỉ, các đồng minh phương Tây của Ukraine đã tăng cường viện trợ nhiều loại đạn dược cho Kiev. Theo đó, sự xuất hiện của hai khẩu đội Patriot do Mỹ sản xuất đã mang lại cho Ukraine khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo trên chiến trường.

Pháo binh Mỹ khai hỏa HIMARS mà Washington viện trợ cho Ukraine. Ảnh: 19FORTYFIVE

Theo The New York Times, để bảo vệ bản thân tốt hơn, quân Ukraine cần tính toán và phân bổ các nguồn khí tài quân sự tới những khu vực tiền tuyến một cách thích hợp và nhanh chóng, bởi nhịp độ tấn công của quân Nga theo các vùng lãnh thổ Ukraine có thể khác nhau.

Ông Karako cho biết một trong những ưu tiên mà quân Ukraine cần xúc tiến để nâng cao khả năng bảo vệ bản thân là phải tiếp tục xây dựng sức mạnh hệ thống phòng thủ của mình, bởi quân Nga có khả năng đang nhắm tới việc làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine.

Ông Peter Mitchell, nhà nghiên cứu quân sự tại Học viện Quân sự West Point (Mỹ) nhận định rằng chướng ngại hiện tại của quân Ukraine là “họ đang sở hữu nhiều loại vũ khí, nhưng khả năng kết hợp chiến đấu của các loại vũ khí này chưa thật sự hiệu quả”.

Theo đó, ông cho rằng để nâng cao sức mạnh của "lưới phòng thủ" thì quân Ukraine cần phải kết hợp việc triển khai các hệ thống phòng không tên lửa phóng từ đất liền, và trên không lại với nhau để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các hệ thống này và tạo ra khả năng “kháng tên lửa Nga” cho Ukraine.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15465
  1. Hậu quả khó lường nếu Tổng thống Ukraine không chịu lắng nghe phương Tây
  2. Nga, Ukraine dọa tăng cường tấn công đối phương vì căng thẳng trên Biển Đen
  3. Nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng Ukraine thêm trầm trọng
  4. Nóng Nga-Ukraine 5-8: Ukraine lên tiếng vụ tàu hải quân Nga bị xuồng không người lái tấn công
  5. Tổng thống Zelensky: Nga phát động tấn công dọc theo toàn chiến tuyến miền đông
  6. Nga hạ 13 UAV Ukraine tập kích Crimea
  7. Nga tiếp tục không kích vào cảng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của Ukraine
  8. Ukraine loay hoay với phương pháp chiến tranh của Mỹ
  9. Ukraine bổ sung thêm 150.000 quân để thâm nhập phòng tuyến Nga
  10. Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công
  11. Tình hình Ukraine: Kiev hạ hơn 10 UAV, Moscow chặn nhiều đợt tấn công, Mỹ nhận định Nga đang gặp khó
  12. Hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine sắp trở nên tồi tệ hơn
  13. Nga triển khai hệ thống phòng thủ nổi để bảo vệ cầu Crimea?
  14. Khe cửa hẹp để Ukraine phá vỡ phòng tuyến Nga tại mặt trận nóng nhất hiện nay
  15. Tổng thống Ukraine nói “chiến tranh đang quay lại Nga”
  16. Thực hư việc Ukraine dùng tên lửa Triều Tiên để tấn công Nga
  17. Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột với Ukraine
  18. Mặt trận Bakhmut vẫn căng như dây đàn
  19. Vũ khí tầm xa khai hỏa, Nga tiến sâu vào hàng phòng vệ đối phương
  20. Nóng Nga-Ukraine 28-7: Nga oanh tạc loạt sân bay quân sự và kho khí tài Ukraine Trùm Wagner xuất hiện tại Nga
  21. Ukraine bắt đầu đợt phản công chính
  22. Mỹ lần đầu viện trợ UAV siêu nhỏ cho Ukraine, Nga chiếm ưu thế tác chiến điện tử
Video và Bài nổi bật